Giải pháp quản trị sản xuất trong nhà máy số có gì?

Nhà máy số là môi trường mà doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động sản xuất nhờ vào các công cụ quản trị thông minh. Trong đó không thể không nhắc đến giải pháp điều hành và thực thi hoạt động sản xuất.

Nhà máy số – môi trường sản xuất nâng tầm trong bối cảnh hiện nay

Nhà máy đóng vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất. Khu vực nhà máy là nơi diễn ra quy trình sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất nhà máy có hiệu quả sẽ tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngược lại những khi sản xuất không được vận hành đúng cách sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như làm giảm uy tín đối với khách hàng, mất khách hàng do giao hàng trễ hạn.

Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều thiết bị khoa học tiên tiến. Đó chính là cơ sở và nền tảng buộc các doanh nghiệp phải thay đổi toàn diện quy trình quản lý sản xuất sang hiện đại hóa, tự động hóa nhằm thích ứng và từng bước vươn xa hơn nữa trong tương lai. Thay thế từ công cụ hỗ trợ quản lý, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững chắc hơn cho quá trình phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Do đó ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện trong nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

quản trị sản xuất là gì
Khi sản xuất không được vận hành đúng cách sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?

Yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất của mỗi nhà máy số

Trong bối cảnh kinh doanh đang ngày càng chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng khoa học công nghệ, hệ thống quản lý sản xuất của các doanh nghiệp tập trung vào những hướng chính sau:

  • Tăng cường chú ý đến quản trị chiến lược hoạt động tác nghiệp;
  • Xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn;
  • Vận dụng các phương pháp quản lý hiện đại như JIT, Kaizen, MRP, Kanban;
  • Nâng cao yếu tố con người trong tổ chức;

Đọc thêm: Lập kế hoạch sản xuất với giải pháp quản trị sản xuất

Lợi ích khi triển khai giải pháp quản trị sản xuất trong nhà máy

Từ lâu phần mềm quản lý trong sản xuất MES đã được coi như xương sống của bất kì doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích mà phần mềm quản lý sản xuất đem lại cho doanh nghiệp vận hành nhà máy:

Nhà máy số
Giải pháp quản trị sản xuất được coi như xương sống của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại
  • Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp quản trị sản xuất cung cấp hệ thống quản lý nhất quán, từ đó rủi ro trong sản xuất được hạn chế tối đa. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.
  • Khả năng hiển thị trên toàn hệ thống: Trong nhà máy, khả năng hiển thị trên toàn hệ thống cho phép sản xuất và giao hàng kịp thời, giảm tốc độ từ chối sản phẩm, tăng thời gian quay vòng sản phẩm.
  • Quản trị hiệu suất sản xuất: Giải pháp cung cấp một giao diện hệ thống, nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu chính xác về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm cũng được phần mềm cập nhật nhằm phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hỏng thiết bị.
  • Sản phẩm chất lượng tốt hơn: Các phân tích quan trọng trong thời gian thực như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Ngoài ra việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất hỗ trợ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động sản xuất, nhà máy,… Từ đó cải thiện chất lượng tổng thể.
  • Tăng năng suất: Phần mềm quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.

Việc ứng dụng giải pháp quản trị sản xuất là xu thế tất yếu để hiện đại hóa nhà máy sản xuất, cũng như tự động hóa quy trình vận hành. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản trị toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất: 092.6886.855

Đọc thêm: Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất: Xu thế phát triển nhà máy số hiện nay


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S