Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số là xu hướng đang được các nhà lãnh đạo thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, không phải ai nào cũng biết cách để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong bài viết này, giaiphaperp.vn sẽ chia sẻ đến các nhà lãnh đạo những chỉ số cũng như phương pháp để xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Theo Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 cấp cụ thể như sau:

Có 6 mức độ chuyển đổi số
Có 6 mức độ chuyển đổi số

Mức 0 – Chưa chuyển đổi số

Doanh nghiệp ở mức độ này thường có rất ít hoặc không có hoạt động nào liên quan đến chuyển đổi số. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ số nên không ứng dụng trong hoạt động kinh doanh.

Mức 1 – Khởi động

Doanh nghiệp đã có sự nhận thức về chuyển đổi số và bắt đầu thực hiện một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi.

Mức 2 – Bắt đầu

Mức độ 2 đề cập đến các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu triển khai các hoạt động chuyển đổi số ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ này, chuyển đổi số đã bắt đầu đem lại lợi ích cho các hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng.

Mức 3 – Hình thành

Tại mức 3, doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành doanh nghiệp số và đạt được một số thành tựu như: Tối ưu hóa bộ máy vận hành, cải tiến hoạt động sản xuất – kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng,… Tuy nhiên, việc đo lường hiệu quả và quản lý công tác thực hiện trong giai đoạn này vẫn còn nhiều thách thức, chưa thật sự hiệu quả. 

Mức 4 – Nâng cao

Đi đến giai đoạn này nghĩa là doanh nghiệp đã thành công chuyển mình, trở thành doanh nghiệp số có sức tăng trưởng và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, có thể thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường. Chuyển đổi số lúc này sẽ được tích hợp trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Mức 5 – Dẫn dắt

Mức độ “Dẫn dắt” đại diện cho những doanh nghiệp tiên phong và thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số. Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp đã vượt qua tất cả các cấp độ trước đó và toàn bộ hoạt động vận hành trong tổ chức đều được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số và dữ liệu số. Doanh nghiệp ở mức 5 không chỉ tạo ra mô hình kinh doanh số mà còn xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh như hỗ trợ và phát triển các đối tác, nhà cung cấp, công ty con trong việc thúc đẩy chuyển đổi số.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng: Cơ hội và thách thức

Chỉ số xác định mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Bộ chỉ số xác định mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xây dựng dựa trên 6 trụ cột chính; có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty.

Mỗi trụ cột sẽ có các thành phần và tiêu chí đánh giá khác nhau giúp doanh nghiệp xác định chính xác tổ chức của mình đang nằm ở cấp độ chuyển đổi số nào. 6 trụ cột này bao gồm:

Các chỉ số xác định mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Các chỉ số xác định mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Trải nghiệm số cho khách hàng

Bao gồm 4 chỉ số thành phần và 25 tiêu chí đánh giá là: Chỉ số thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài (9 tiêu chí), quản lý trải nghiệm khách hàng (8 tiêu chí), thấu hiểu khách hàng (3 tiêu chí), niềm tin của khách hàng (5 tiêu chí).

Chiến lược số

Thành phần và tiêu chí đánh giá của trụ cột chiến lược bao gồm: Chỉ số quản lý marketing và thương hiệu (4 tiêu chí), quản lý hệ sinh thái (3 tiêu chí), bảo trợ tài chính (3 tiêu chí), trí tuệ thị trường (3 tiêu chí), quản lý danh mục đầu tư (3 tiêu chí), quản lý chiến lược (8 tiêu chí).

Hạ tầng và công nghệ số

Gồm 5 chỉ số thành phần là: Chỉ số quản trị công nghệ (5 tiêu chí), kiến trúc công nghệ và ứng dụng (7 tiêu chí), an toàn và bảo mật (4 tiêu chí), ứng dụng và nền tảng (4 tiêu chí), kết nối và tính toán (4 tiêu chí).

Vận hành

Trụ cột này có 4 chỉ số đánh giá chính bao gồm: Chỉ số quản trị vận hành (4 tiêu chí), thiết kế và đổi mới dịch vụ (6 tiêu chí), triển khai/chuyển đổi dịch vụ (4 tiêu chí), vận hành dịch vụ (8 tiêu chí).

Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp

Gồm có 3 chỉ số thành phần như giá trị doanh nghiệp (6 tiêu chí), quản lý tài năng (8 tiêu chí), hồ trợ nơi làm việc(8 tiêu chí).

Dữ liệu và tài sản thông tin

Đánh giá dữ liệu và tài sản thông tin của doanh nghiệp cần dựa trên ba chỉ số thành phần chính là: Quản trị dữ liệu (7 tiêu chí), kỹ thuật dữ liệu (7 tiêu chí) và hiện thực hóa giá trị dữ liệu (3 tiêu chí).

Để xem chi tiết các tiêu chí đánh giá và khảo sát mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng thông tin chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tại đây

Thang đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Thang điểm

Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp như sau:

STT Chỉ số Số lượng tiêu chí Thang điểm tối đa
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Đánh giá tổng thể 139 139 278 417 556 695
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 25 25 50 75 100 125
2 Chiến lược số 24 24 48 72 96 120
3 Hạ tầng và Công nghệ số 29 29 58 87 116 145
4 Vận hành 22 22 44 66 88 110
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 22 22 44 66 88 110
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 17 17 34 51 68 85

Biểu đồ biểu thị Cấu trúc thang điểm của Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được thể hiện trong hình sau:

Phương pháp đánh giá và xếp hạng mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp 

Doanh nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số dựa trên kết quả đánh giá (điểm tổng của tất cả các tiêu chí) theo nguyên tắc:

Phương pháp đánh giá và xếp hạng mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp 
Phương pháp đánh giá và xếp hạng mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp 

Đánh giá từng trụ cột

Dựa trên điểm tổng kết quả đánh giá của các tiêu chí trong trụ cột, so sánh với bảng đánh giá trên trục cột trong Bảng sau để xác định mức xếp loại của trụ cột đó trong 5 mức: Mức 1 – Khởi động; Mức 2 – Bắt đầu; Mức 3 – Hình thành; Mức 4 – Nâng cao; Mức 5 – Dẫn dắt.

Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Ngoài 5 mức chuyển đổi số trên, còn có một mức khác là Mức 0 – Mức chưa khởi động chuyển đổi số. Mức đánh giá này dành cho các doanh nghiệp mà hiện tại hầu như chưa có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chuyển đổi số.

Đánh giá tổng thể

  • Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Điểm tổng tất cả các chỉ tiêu của doanh nghiệp chỉ đạt tối đa 40 điểm hoặc thậm chỉ thấp hơn.
  • Mức 1 – Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 20 điểm, và phải có ít nhất 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn, nhưng vẫn chưa đạt điều kiện để xếp hạng cao hơn mức 1.
  • Mức 2 – Bắt đầu: Các doanh nghiệp sở hữu điểm tổng tối đa trên 139 điểm, và phải có ít nhất 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn, tuy nhiên vẫn chưa đạt điều kiện để xếp hạng cao hơn mức 2.
  • Mức 3 – Hình thành: Điểm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp tối đa đạt trên 139 điểm, và có ít nhất 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn, nhưng vẫn chưa đạt điều kiện để xếp hạng cao hơn mức 3.
  • Mức 4 – Nâng cao: Tổng điểm tối đa từ trên 417 điểm, và phải có ít nhất 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn, nhưng vẫn chưa đạt điều kiện để xếp hạng cao hơn.
  • Mức 5 – Dẫn dắt: Là các doanh nghiệp có tổng tối đa từ trên 556 điểm và tất cả 6 trụ cột đạt mức 5.

Trên đây là những chia sẻ của giaiphaperp.vn các thông tin liên quan đến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp đã có thể đánh giá mức độ trưởng thành và khả năng ứng dụng chuyển đổi số hiện tại của mình, từ đó có đường hướng phát triển phù hợp. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S