Chỉ số PMI tác động thế nào đến quản trị mua hàng?

Chỉ số PMI được ứng dụng và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích cung cấp cho các chuyên gia, nhà quản trị và các nhà phân tích bộ dữ liệu chính xác, kịp thời về điều kiện của ngành kinh doanh. Vậy chính xác chỉ số PMI là gì và tác động như thế nào đến hoạt động quản trị mua hàng? 

Chỉ số PMI là gì?

PMI (Purchasing Managers Index) tức là chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng. Thông số này giúp phản ánh và đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất. Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. 

PMI bao gồm 05 chỉ số chính: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và tồn kho. Dựa vào đây, nhà quản trị có thể nắm được các thông tin trọng yếu về điều kiện kinh doanh và hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Phương pháp tính chỉ số PMI

Chỉ số PMI được tính dựa trên một khảo sát được thực hiện hàng tháng với sự đóng góp của khoảng 400 đơn vị doanh nghiệp thuộc từng quốc gia. Các đơn vị thực hiện khảo sát này phân chia dựa theo lĩnh vực, quy mô sản xuất và đóng góp vào GDP.

Sau khi được tính toán, tổng hợp và xây dựng, chỉ số PMI mang biểu thị điều kiện thị trường được xem xét dưới góc nhìn từ các nhà quản lý mua hàng tại các công ty, đang mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp được hình thành. 

PMI thường được tính theo công thức sau:

PMI = (P1*1) + (P2*0,5) + (P3*0)

Trong đó:

P1 = Tỷ lệ phần trăm câu trả lời báo cáo cải thiện

P2 = Tỷ lệ phần trăm câu trả lời báo cáo không thay đổi

P3 = Tỷ lệ phần trăm câu trả lời báo cáo suy giảm

Các chỉ số sẽ có giá trị từ 0 đến 100, kết quả trên 50 thể hiện mức tăng tổng thể so với tháng trước. Ngược lại, PMI dưới 50 là biểu hiện của mức giảm tổng thể, và bằng 50 cho thấy không có sự thay đổi trong nhận định về triển vọng kinh tế hoặc không đáng kể. Được biết, các chỉ số giao động càng xa mức 50 chứng tỏ mức độ thay đổi càng lớn. 

Báo cáo chỉ số PMI trong ngành sản xuất tại Việt Nam

Theo báo cáo do S&P Global công bố, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) trong ngành sản xuất Việt Nam chỉ đạt 47,4 điểm trong tháng 1/2023, tăng so với mức 46,4 điểm trong tháng 12/2022. Điều này cho thấy “sức khỏe” ngành sản xuất tuy đã có phần khởi sắc nhưng vẫn phải đối mặt với điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh.

Trong đó, một vài chỉ số quan trọng đáng lưu tâm đã được nhắc tới: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm; Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong ba tháng; Chi phí tăng đạt mức cao của sáu tháng.

Tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm đến tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 01/2023 khi nhu cầu của khách hàng vẫn yếu. Báo cáo cũng nêu rõ, ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn trong tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, có những dấu hiệu tích cực cho thấy nhu cầu đã cải thiện khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm chậm hơn và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại. Vấn đề suy giảm việc làm cũng có dấu hiệu giảm chậm đi.

Vai trò của chỉ số PMI trong quản trị hoạt động mua hàng

Vì vậy, quan tâm đến giá trị và sự thay đổi của PMI có thể mang lại tầm nhìn xa trong việc dự đoán các xu hướng và diễn biến của thị trường. Trong đó, chỉ số PMI đóng một số vai trò là:

Công cụ đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế hữu dụng

Chỉ số PMI có thể dự đoán những thay đổi về hoạt động và sản lượng kinh tế trong thực tế. Nhờ chỉ số PMI, các nhà quản lý có thể nâng cao chất lượng sản xuất, tăng số lượng sản phẩm cũng như tối ưu quy trình làm việc trong nhà máy. Đây như một chỉ số hàng đầu để đánh giá và dự báo về tăng trưởng hoặc suy giảm GDP.

“Trợ thủ đắc lực” hỗ trợ quản lý thu mua hàng hoá

Báo cáo PMI thường được công bố vào đầu tháng, trước khi hầu hết các dữ liệu chính thức về sản lượng công nghiệp, sản xuất và tăng trưởng GDP được công bố. Vì vậy, đây được coi là một chỉ số hàng đầu để quản trị hoạt động mua hàng. 

Khi muốn thu mua sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được hiện trạng lượng hàng hoá, sản phẩm cùng nhiều yếu tố khác. PMI lúc này đóng vai trò là trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý thu mua, quản lý tồn kho. Các thông tin từ chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết, cân đối và phân bổ số lượng sản phẩm các đơn hàng tùy theo nhu cầu.

Tác động lên các quyết định về giá của đơn vị cung ứng

Với các nhà cung ứng, chỉ số PMI cũng được họ dựa vào để ước lượng nhu cầu thị trường về sản phẩm, từ đó đưa ra được những chiến lược điều chỉnh giá phù hợp trên từng thời kì của thị trường. Khi chỉ số PMI đơn đặt hàng tăng trên 50, đơn vị cung ứng có thể cân nhắc tăng giá sản phẩm, đồng thời dễ dàng chấp nhận sự tăng giá của nguyên vật liệu nhập vào. Ngược lại với chỉ số PMI thấp, các quyết định giảm giá sẽ được cân nhắc đưa ra để đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi.

Nhìn chung, PMI là chỉ số quan trọng tác động lớn đến hoạt động quản trị mua hàng mà ngành sản xuất nào cũng cần nắm rõ nếu muốn cải thiện hoạt động vận hành và hiệu suất kinh doanh. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một trong những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trong tương lai.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S