Vượt ”bão” Covid-19: Hỗ trợ doanh nghiệp hoãn nộp thuế VAT 5 tháng

Chỉ thị 11/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nội dung về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong chiều 10/3/2020, sau khi Dự thảo Nghị định được gấp rút soạn thảo, Bộ Tài chính đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan.

Theo đó, đối tượng được gia hạn thuế căn cứ trên đề xuất của Bộ Tài chính, là:

Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành: kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế như: vận tải đường sắt; vận tải đường thủy; vận tải hàng không; vận tải đường bộ; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống.

quan-ly-thoi-covid
Hơn 93% doanh nghiệp sẽ được hoãn nộp thuế VAT trong 5 tháng

Đọc thêm: Tìm hiểu về mô hình quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam

Trong Tờ trình Chính phủ ban hành Nghị định, Bộ Tài chính có đề xuất về số thuế và thời gian gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Nổi bật là thời gian gia hạn thuế lên tới 5 tháng. Với khoảng thời gian này, Bộ Tài chính đã tính toán đến thời điểm phục hồi SXKD của các đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế, việc khai thuế giá trị gia tăng (GTGT, hay còn gọi là thuế VAT) theo tháng/ theo quý được xác định như sau:

  • Khai thuế GTGT theo tháng: nếu các cơ sở kinh doanh thực có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên;
  • Khai thuế GTGT theo quý: nếu các cơ sở kinh doanh có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ dưới 50 tỷ.

Đồng thời, đối với số thuế GTGT kê khai theo tháng, doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế trước ngày 20 của tháng tiếp theo; và nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, nếu là số thuế GTGT doanh nghiệp kê khai theo quý.

Như vậy, để không ảnh hưởng đến cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2020 (NSNN), Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế GTGT từ tháng 3 cho đến tháng 6, quý I, II/2020 cho các doanh nghiệp, tổ chức kể trên đều được cộng thêm 5 tháng.

(Ví dụ: Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3/2020 chậm nhất vào ngày 20/9/2020; tháng 4/2020 chậm nhất vào ngày 20/10/2020; tháng 5/2020 chậm nhất vào ngày 20/11/2020; tháng 6/2020 chậm nhất vào ngày 20/12/2020.

Thời hạn hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế GTGT quý I/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020. Thời hạn nộp thuế GTGT quý II/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020).

Trường hợp, tăng số thuế GTGT phải nộp do người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế và gửi hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế trước thời hạn nộp thuế được gia hạn, thì số thuế GTGT được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kể trên có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (không bao gồm đơn vị có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 1%, 2%) thực hiện khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT nếu có hoạt động SXKD trong các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực được gia hạn.

Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thuộc đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19, việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế nêu trên. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này trước ngày 15/12/2020.

Đọc thêm: Quản trị doanh nghiệp trong thời đại 4.0 thế nào cho hiệu quả?

Theo Doanh nhân Sài Gòn


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S