Các bước thiết lập quy trình bán hàng trong doanh nghiệp

Bán hàng là giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất, trực tiếp tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp sản xuất. Chính vậy, xây dựng các bước thiết lập quy trình bán hàng cụ thể đối với từng loại hình sản phẩm và ngành nghề rất cần thiết và cần được xây dựng một cách tỉ mỉ.

>>>Đọc thêm: Nghệ thuật quản trị bán hàng trong kinh doanh thương mại

Quy trình bán hàng là gì?

Quy trình bán hàng là một chuỗi các hành động cụ thể, mà một nhân viên phụ trách bán hàng cần phải thực hiện trong quá trình mua hàng để khai thác một khách hàng dạng tiềm năng sang khách hàng của doanh nghiệp.

Một quy trình bán hàng được đưa ra cũng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tính toán dự kiến của đại diện bán hàng và mức độ chính xác của họ trong việc đưa ra các chỉ tiêu, cũng như toàn bộ đội ngũ bán hàng sẽ đạt được chỉ tiêu như thế nào. Điều này cho phép đại diện bán hàng và người quản lí bán hàng dự báo được số lượng và lượng tiền của giao dịch sẽ được chốt ở mức nào trong một khoảng thời gian nhất định.

Các bước thiết lập quy trình bán hàng trong doanh nghiệp

Các bước trong quy trình bán hàng sẽ quyết định thành công của sản phẩm cũng như xác định doanh thu nói chúng của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy các giai đoạn tại quy trình này cần được lên kế hoạch sát sao và tỉ mỉ, hơn nữa cần được tuân thủ nghiêm ngặt để mang đến hiệu quả trong doanh nghiệp.

Các bước thiết lập quy trình bán hàng được thực hiện như sau

  • Xác định mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp

Để bán được hàng, doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và lên kế hoạch bán hàng một cách kỹ lưỡng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp mình với những nội dung cần chú trọng sau:

  • Xác định khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải xác định đối tượng khách hàng mình hướng tới với mặt hàng hiện có là gì. Đối tượng khách hàng đó mong muốn và kỳ vọng ra sao về sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa trên các thông tin về ưu nhược điểm, của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có các bước điều chỉnh phù hợp với thị hiếu của khách hàng tiềm năng.
  • Chú trọng chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Do đó, doanh nghiệp cần phải có các nghiên cứu và lên kế hoạch để sản xuất một sản phẩm thu hút về nội dung, bắt mắt về hình thức.
  • Chú trọng việc lên giá bán, chính sách khuyến mãi, ngân sách, hình ảnh, quảng cáo đối với mặt hàng doanh nghiệp dự kiến đưa ra thị trường.
  • Tìm kiếm khách hàng

Sau khi xác định được hướng đi của quy trình bán hàng, bước tiếp theo chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có rất nhiều cách để tiếp cận nhóm này, tuy nhiên hãy lựa chọn nhóm khách hàng phù hợp hoặc có triển vọng với doanh nghiệp. Một số hình thức để tìm kiếm khách hàng tiềm năng như sau:

  • Phương tiện truyền thông, báo chí
  • Quảng cáo online
  • Tổ chức sự kiện
  • Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng

Sau khi đã chuẩn bị về sản phẩm, ngân sách và lên kế hoạch cụ thể cho công đoạn bán hàng, đay là bước tiếp theo bạn cần thực hiện trog quy trình bán hàng của mình.

Thực tế cho thấy khách hàng trung thành sẽ là những người mang lại lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai cho doanh nghiệp. Bởi mỗi một khách hàng hài lòng về sản phẩm sẽ có xu hướng giới thiệu cho 3 người thân thiết. Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể có thêm 3 khách hàng tiềm năng nếu đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng một cách tận từng tận tình. Khi ra mắt bất cứ một sản phẩm mới, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể về cách tiếp cận khách hàng.

  • Giới thiệu sản phẩm tới khách hàng

Giới thiệu sản phẩm là việc nhân viên kinh doanh cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, do vậy buổi giới thiệu không được phép là một buổi thuyết trình. Tốt hơn hết doanh nghiệp nên chuẩn bị một bộ tài liệu khái quát về sản phẩm đề khách hàng có thể theo dõi trong khi nhận được sự tư vấn của nhân viên bán hàng.

Bên cạnh đó, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm là một kỹ năng không dễ dàng. Bởi trước khi biết đến bạn họ đã tìm hiểu rất nhiều đơn vị cung cấp khác. Khách hàng nắm rất rõ về giá cả thị trường và tính năng cơ bản của sản phẩm họ muốn mua.

Do đó doanh nghiệp cần chuẩn bị đào tạo hay huấn luyện các kỹ năng cần thiết cho nhân viên bán hàng đồng thời với xây dựng quy trình bán hàng, để chắc chắn rằng, mọi thông tin về sản phẩm đưa ra đều là những điều khác hàng cần.

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc và chốt đơn hàng

Theo tâm lý thông thường, khách hàng sẽ đưa ra ý kiến và phản đối về giá để giảm giá sản phẩm. Trong trường hợp này, một người nhân viên giỏi họ sẽ tìm cách chứng tỏ với khách hàng rằng lợi ích mà sản phẩm mang lại sẽ nhiều hơn so với chi phí họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm đó.

Đặc biệt, trong bước bán hàng cuối cùng, nhân viên kinh doanh cần khéo léo hỏi về những vấn đề khách hàng còn đang thắc mắc. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng lại là một điểm cộng trong lòng khách hàng bởi bạn tạo cho họ cảm giác quan trọng và được quan tâm.

  • Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và hiệu quả mang về cho doanh nghiệp niềm tin bền vững và lâu dài từ phía khách hàng… Việc bạn quan tâm, chia sẻ với khách hàng những vấn đề của họ sau khi mua hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm có thể giúp họ giải quyết vấn đề chứ không phải là lợi nhuận. Hoạt động này sẽ giúp bạn có một lượng lớn khách hàng trung thành và nhận được những phản hồi tích cực.

Chăm sóc khách hàng – chìa khóa giúp triển khai quy trình bán hàng thành công

Khách hàng là trung tâm trong mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điều không phải bàn cãi. Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chính là bước đệm giúp triển khai quy trình bán hàng hiệu quả.

Ngoài cách thức chăm sóc khách hàng truyền thống, hiện nay doanh nghiệp có thêm một sự lựa chọn thông minh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Đó chính là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM.

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng như 3S CRM là phần mềm giúp theo dõi mọi tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Công việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, không giới hạn bởi văn phòng và thời gian làm việc.

Cụ thể, 3S CRM có thể mang đến những lợi ích sau cho doanh nghiệp của bạn:

  • 3S CRM giúp tập trung dữ liệu khách hàng trên một hệ thống: Phần mềm CRM lưu trữ mọi dữ liệu thông tin khách hàng, khách hàng tiềm năng vào một hệ thống. Do đó khi cần tìm kiếm bạn không cần phải nhọc công đào bới hoặc xới tung dữ liệu để tìm thông tin mình cần.
  • Tiết kiệm thời gian: Với ứng dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM dân sale không phải nhập liệu thủ công, hay không phải nhớ thông tin khách hàng tiềm năng do đó quỹ thời gian sẽ dành cho việc bán sản phẩm / dịch vụ.
  • 3S CRM lưu trữ trên hệ thống đầy đủ lịch sử tương tác của bạn với khách hàng tiềm năng: 3S CRM theo dõi tất cả cả quá trình tương tác của nhân viên sale trong quá trình bán hàng. Phần mềm 3S CRM hỗ trợ bộ phận sale chủ động liên hệ khách hàng, tránh được tiếp cận khách hàng quá dồn dập sẽ làm gây ấn tượng xấu và làm giảm trải nghiệm của khách hàng về chất lượng dịch vụ, chăm sóc của doanh nghiệp.
  • Chăm sóc hỗ trợ khách hàng một cách khá hiệu quả: phần mềm thông mình này cho phép quản lý quản lý thông tin yêu cầu bảo hành, hỗ trợ, khiếu nại của khách hàng: Tên khách hàng, chủ đề yêu cầu của khách hàng, mô tả yêu cầu, phương án giải quyết, mức độ ưu tiên, tình trạng xử lý, người chịu trách nhiệm giải quyết. quản lý lịch sử giao dịch xử lý yêu cầu và chăm sóc khách hàng.
  • 3S CRM cung cấp các báo cáo trực quan để phân tích cơ hội bán hàng: Với phần mềm 3S CRM, tất cả những gì bạn cần làm là nghiêm túc cập nhật mọi chi tiết vào hệ thống 3S CRM, và để đấy cho 3S CRM lo phần còn lại – tổng hợp hoặc dựng biểu đồ cho trực quan.

>>>Đọc thêm:Giải pháp CRM: Chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh B2B

Kết luận

Một quy trình bán hàng hợp lý được thiết lập và phù hợp với thực tế chính là khởi đầu thành công của giai đoạn bán hàng. Tuy nhiên, để có thể xây dựng và thực hiện hiệu quả quy trình này, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm phầm mềm thông minh 3S CRM. Nếu lựa chọn được giải pháp CRM đúng đắn, đây sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích mà đội ngũ bán hàng nên có. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn về giải pháp này, hãy liên hệ với ITG qua số Hotline 092.6886.855.

 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S