Thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Cùng với những cơ hội mà việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn

Một số thách thức của doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế

Một số khó khăn, thách thức doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm:

  • Doanh nghiệp chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về các FTA (Hiệp định Thương mại tự do), từ đó doanh nghiệp cũng không xác định được các tác động trực tiếp của FTA lên các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc không hiểu rõ những thông tin cần thiết khiến doanh nghiệp không có những sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình hội nhập. Theo một số số liệu khảo sát gần đây, có tới 60-70% doanh nghiệp cho rằng, các Hiệp định Thương mại tự do này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của họ.
  • Nhiều doanh nghiệp vẫn đang phát triển theo chiều rộng, tăng về doanh thu, số lượng sản phẩm, số lượng lao động, nguồn vốn…, tuy nhiên chưa chú trọng cải thiện về chất lượng sản phẩm cũng như chiều sâu trong công tác quản lý. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước đang tràn ngập các mặt hàng nhập khẩu có chất lượng, thương hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nước đối tác FTA, gây ra nhiều thách thức đối với hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng hấp dẫn khách hàng, và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường quốc tế.

thach-thuc-doanh-nghiep

Doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập

  • Nguồn lực, nguồn vốn, chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ… còn nhiều hạn chế. Từ đó khiến việc quản lý, vận hành của nhiều doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như kì vọng, làm năng suất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn ở mức thấp.
  • Doanh nghiệp chưa có kế hoạch chiến lược mang tính lâu dài, bền vững là thách thức doanh nghiệp phải đối mặt khi hội nhập quốc tế. Nhiều doanh nghiệp không chú trọng phân tích năng lực nội tại cũng như nghiên cứu môi trường kinh doanh bên ngoài để thiết lập lộ trình phát triển cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp không thể xây dựng những lợi thế cạnh tranh dài hạn trong quá trình hoạt động kinh doanh và đánh mất các cơ hội đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Công tác quản trị, đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp Việt còn nhiều hạn chế là thách thức doanh nghiệp cần tìm ra lời giải. Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, vậy nên để phát triển được lâu dài, bền vững, việc đầu tư vào nguồn nhân lực là điều tất yếu với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không có kế hoạch rõ ràng để phát triển nhân tài, cũng như thu hút, đào tạo nhân tài trong nội bộ và cả bên ngoài tổ chức. Điều này rất rủi ro do khi các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với phương pháp tiếp cận và quản trị nhân tài chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt sẽ dễ dàng lôi kéo nhân tài của các doanh nghiệp Việt.

Đọc thêm: Phương pháp quản lý nhân sự: Làm sao để nâng cao trải nghiệm nhân viên

Phần lớn thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt xuất phát từ chính nội bộ doanh nghiệp, do chưa có cách thức quản lý phù hợp cũng như phương pháp khai thác và tối ưu hóa các nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi mô hình sản xuất, mô hình tổ chức, mô thức quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển. Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi toàn diện cách thức quản trị của mình.

Để doanh nghiệp hội nhập thành công

Trước tình hình mới, yêu cầu đối với doanh nghiệp nước ta là phải thành công trong hội nhập, phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, hàng hóa cũng như của toàn doanh nghiệp. Muốn vậy, phải thực hiện một hệ thống các giải pháp về kinh tế, công nghệ, về quản lý, v.v…
Có thể nêu lên năm nhóm vấn đề lớn sau đây:

  • Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược phát triển trong hội nhập

Khi là thành viên WTO, phạm vi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi nước ta mà đã mở rộng ra toàn cầu, mỗi doanh nghiệp đã là “doanh nghiệp toàn cầu”. Đây là một chuyển biến rất cơ bản, đòi hỏi xem xét lại và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh đi đôi với xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Trên thị trường toàn cầu, doanh nghiệp nước ta có thể đưa sản phẩm của mình thâm nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Trên thị trường này, nguyên tắc cạnh tranh được áp dụng phổ biến giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế; nhưng đó là cùng hợp tác và cạnh tranh, một cuộc cạnh tranh có văn hóa. Mỗi doanh nghiệp cần khẩn trương soát xét lại kế hoạch kinh doanh, thực hiện các biện pháp đầu tư, mở rộng quy mô, v.v… bằng sức của mình hoặc thông qua liên kết, liên doanh để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình trên phạm vi toàn cầu. Làm được như vậy, sản phẩm hàng hóa của mình có chỗ chen chân, có thị trường lớn, có thị trường ngách, có sản phẩm cao cấp, có sản phẩm bình dân, … có điều kiện phân khúc thị trường để tìm ra chỗ đứng vững chắc, lâu bền cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.

Nhiều nghiên cứu cho rằng có những ngành sẽ khó khăn hơn, ví dụ tài chính –ngân hàng, viễn thông … nhưng đây cũng là thời cơ để các ngành này xem lại mình. Đây chính là thời cơ thuận lợi để xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, phát huy mọi tiềm năng về vật chất và tinh thần của mình, sống tốt, sống khỏe bằng chính sức lực của mình. Điều này đối với doanh nghiệp nhà nước có khó khăn hơn doanh nghiệp dân doanh, nhưng không thể nào khác, doanh nghiệp nhà nước phải nhanh chóng được sắp xếp lại chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần là chủ yếu, qua đó mà đổi mới quản lý, thu hút nhân tài, tiền vốn và công nghệ, thực hiện được nhiệm vụ của mình trong điều kiện hội nhập.

  • Ứng dụng khoa học, công nghệ hiên đại trong sản xuất kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất là thước đo chủ yếu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Gia nhập WTO, đây chính là một đòi hỏi cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Phải đẩy mạnh hoạt động R&D trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu,ứng dụng khoa học, công nghệ cần tập trung vào những sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp, phân tích những mặt yếu của sản phẩm trong thế so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ đó, đề ra các giải pháp nhằm cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Phục vụ việc bảo vệ và cải thiện môi trường cũng là một nhiệm vụ rất bức xúc của khoa học, công nghệ. Trong mỗi doanh nghiệp, cần đề cao trách nhiệm và thực hiện các biện pháp khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải tập trung; việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư cần được thực hiện khẩn trương hơn. Để gắn khoa học, công nghệ với sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, rất cần mở rộng hơn nữa các quan hệ liên kết giữa nhà khoa học, các trường, viện, cơ quan nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, thông qua hình thức hợp đồng mà gắn kết quả ứng dụng với lợi ích của các bên tham gia, bảo đảm cho mối quan hệ liên kết, hợp tác thêm chặt chẽ, đem lại hiệu quả thiết thực.

  • Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về năng suất, chất lượng

Trên thị trường toàn cầu hiện nay, sự thỏa mãn của khách hàng không còn giới hạn trong các nội dung như chất lượng của sản phẩm hàng hóa, giá cả, thời hạn giao hàng như trước, mà còn bao gồm các yêu cầu cao hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, về sức khỏe của người lao động trong doanh nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đặc biệt là về bảo vệ môi trường là vấn đề bức xúc đang được báo động toàn cầu, v.v…

Mỗi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đều phải được bảo đảm bằng những tiêu chuẩn được thế giới công nhận và áp dụng đối với các lĩnh vực nói trên. Để bảo đảm các yêu cầu khắt khe ấy, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng nhiều hệ thống quản lý chất lượng, như ISO 9000 về quản lý chất lượng, ISO 14000 về quản lý môi trường, OHSAS 18000 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, HACCP/ISO 22000 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, … Nếu các biện pháp bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm ,… được xây dựng vào trong các quy trình tác nghiệp của doanh nghiệp và được văn bản hóa nhằm bảo đảm sự tuân thủ thì mọi khía cạnh chất lượng toàn diện nhằm tạo ra sự thỏa mãn toàn diện của khách hàng và cộng đồng sẽ được đáp ứng.

thách thức doanh nghiệp

  • Phát triển nguồn nhân lực

Trong doanh nghiệp, nhân lực được coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá nhất, là sức lao động quan trọng nhất. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao của doanh nghiệp. Phát triển nhân lực, chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Đó cũng là văn hóa trong kinh doanh.

Trong hội nhập, doanh nghiệp thu hút được người tài, giữ được nhân tài, đó là điều kiện quyết định để doanh nghiệp thành công trong phát triển. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi người, nhất là lớp thanh niên, được phát huy tài năng, trí tuệ, thỏa sức sáng tạo, đề ra những giải pháp cụ thể góp phần phát triển doanh nghiệp. Cần bảo đảm cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp quyền phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, trong việc tham gia thảo luận những giải pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của mỗi sản phẩm, hàng hóa, cũng như trong việc xử lý những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ.

Nói đến vấn đề con người trong doanh nghiệp, không thể không quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, quan hệ giữa doanh nghiệp với bạn hàng, với đối tác, với cơ quan nhà nước, v.v… Mỗi doanh nghiệp phải xử lý thiết thực những vấn đề được đặt ra trong đời sống của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, từ việc làm, thu nhập, đến sinh hoạt của cộng đồng, chỗ làm việc, nhà ở, đến giáo dục con cái, chăm lo hạnh phúc gia đình và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, v.v…

  • Mở rộng liên kết, liên doanh

Trong hội nhập, việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nhất là khi đại bộ phận doanh nghiệp nước ta còn ở quy mô nhỏ và vừa, đang có nhiều khó khăn, như thiếu vốn liếng, yếu về công nghệ, ít hiểu biết về thị trường, v.v… thì liên kết, liên doanh là con đường rất hiệu quả để khắc phục những khó khăn đó. Gia nhập WTO, con đường liên kết, hợp tác kinh doanh mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Từ nay, không chỉ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau, giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, mà rất cần liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm khu vực và rộng ra với toàn thế giới, nhất là với các công ty xuyên quốc gia (TNC) để tranh thủ kỹ thuật và thị trường. Phạm vi, nội dung, cũng như hình thức liên kết kinh tế sẽ phong phú thêm nhiều, đòi hỏi doanh nghiệp nước ta những hiểu biết mới về luật pháp quốc tế, để khai thác được thời cơ, tranh rủi ro.

Đọc thêm: Review tất tần tật về phần mềm ERP được sử dụng nhiều hiện nay: 3S ERP


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S