Tìm hiểu hệ thống quản lý doanh nghiệp cho lĩnh vực phân phối

Khi các chuỗi bán lẻ ngày càng bùng nổ, doanh nghiệp phân phối buộc phải tích cực đẩy mạnh đầu tư một hệ thống quản lý doanh nghiệp chuyên sâu nhằm vượt qua những thách thức mà thị trường đem lại.

Tại sao hệ thống quản lý doanh nghiệp là lựa chọn nên cân nhắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối?

Ngành phân phối là mắt xích quan trọng trong mọi doanh nghiệp, là trung gian mang sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Những thách thức đặt ra trong quản lý kênh phân phối của bất kì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đó là:

  1. Cần phải theo dõi được lượng lớn nhân viên bán hàng và nhân viên thị trường hoạt động thường xuyên, phân tán trên một địa bàn rộng.
  2. Khó khăn để nắm bắt thông tin đối thủ trong khi cạnh tranh tại từng điểm bán ngày càng khốc liệt.
  3. Cần quản lý hiệu quả số lượng cửa hàng phân bổ trên cả nước nhưng vẫn đảm bảo nắm bắt kịp thời doanh số bán hàng, thực trạng tồn kho từng điểm bán, kiểm soát độ phủ và thị phần.

Khi những thách thức trên ngày càng rõ nét, buộc doanh nghiệp phân phối phải xây dựng một lộ trình hiệu quả nhằm tạo ra những ưu thế vượt bậc trong kinh doanh. Do đó, việc triển khai một hệ thống quản lý doanh nghiệp tập trung, nhất quán chính là yếu tố then chốt giúp các tổ chức trong lĩnh vực phân phối hay chính các kênh phân phối của mỗi doanh nghiệp có thể cải tiến kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

hệ thống quản lý doanh nghiệp
Ngành phân phối là mắt xích quan trọng trong mọi doanh nghiệp

Đọc thêm: Bí quyết tăng 50% lợi nhuận doanh nghiệp với phần mềm quản lý ERP

Các chức năng trong hệ thống quản lý doanh nghiệp

Một kênh phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều vấn đề liên quan từ khâu vận chuyển đến khi giao tới khách hàng. Dưới đây là một số chức năng cơ bản của hệ thống quản lý doanh nghiệp phân phối:

  1. Quản lý bán hàng phân phối, dự án
  2. Quản lý chuỗi bán lẻ (POS): chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng, showroom
  3. Quản lý mua hàng & cung ứng
  4. Quản lý kho
  5. Quản lý tài chính kế toán
  6. Quản lý quan hệ khách hàng
  7. Quản lý chăm sóc khách hàng
  8. Quản lý bảo hành
  9. Quản lý nhân sự tính lương
  10. Trung tâm cảnh báo, nhắc việc
hệ thống quản lý doanh nghiệp
Một kênh phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều vấn đề liên quan từ khâu vận chuyển đến khi giao tới khách hàng

Đọc thêm: DN Việt cần chuẩn bị gì để đón đầu nền sản xuất công nghiệp 4.0

Cách mà hệ thống quản lý hỗ trợ doanh nghiệp phân phối

  • Hỗ trợ tối ưu tuyến bán hàng: Hỗ trợ sắp xếp, phân bổ tuyến bán hàng theo tần suất di chuyển, xây dựng luồng giao thông phải đi trong ngày hiển thị trực quan trên bản đồ số. Giám sát hoạt động di chuyển và hiệu quả đi tuyến của từng nhân viên bán hàng.
  • Tự động hóa bán hàng bằng di động: Hỗ trợ nhân viên bán hàng theo quy trình chuẩn nhằm tiết kiệm thời gian, tăng chất lượng chăm sóc khách hàng. Tự động gợi ý đơn hàng dựa trên lịch sự mua hàng, tồn kho thực tế và trọng số dự phòng.
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng ngoài thị trường: Kịp thời cung cấp cho nhân viên bán hàng những thông tin cần thiết về điểm bán như lịch sử mua hàng, công nợ, tồn kho hay các thông tin sản phẩm, khuyến mại, báo cáo KPIs,.. nhằm nâng cao tính chủ động làm việc.
  • Giám sát nhân viên tiếp thị: Giám sát vị trí, thời gian làm việc và lộ trình viếng thăm điểm bán của nhân viên bán hàng mọi lúc mọi nơi trên bản đồ số GPS. Đảm bảo việc tiếp thị được diễn ra theo đúng quy trình chuẩn của công ty.
  • Giám sát những chương trình bán hàng: Cho phép định nghĩa đa dạng loại hình khuyến mại, chiết khấu từ đơn giản đến phức tạp. Tự động triển khai chương trình trên mỗi đơn hàng đủ điều kiện. Khảo sát đề xuất điểm bán cần trang bị POSM và giám sát việc thực hiện.
  • Kiểm soát hoạt động trưng bày: Việc trưng bày hàng hóa tại điểm bán được giám sát liên tục bằng hình ảnh trực quan. Chấm điểm trưng bày linh hoạt theo các tiêu chí riêng được thiết lập cho mỗi chương trình để đánh giá chất lượng và hiệu quả.
  • Theo dõi hàng tồn kho bên ngoài nhà máy: Cập nhật liên tục thông tin hàng tồn kho tại các điểm bán, đại lý, nhà phân phối. Từ đó giúp doanh nghiệp đo lường chính xác hơn sức tiêu thụ thực tế của thị trường
  • Thống kê độ phủ, thị phần: Hỗ trợ lên kế hoạch tăng cường độ phủ, thị phần và cập nhật liên tục các số liệu theo thời gian thực. Đồng thời so sánh độ phủ, thị phần của từng sản phẩm thực tế với kế hoạch và đối thủ cạnh tranh.
  • Quản lý nhà phân phối, điểm bán: Quản lý thông tin điểm bán. Theo dõi hoạt động sell-in và sell-out của nhà phân phối. Quản lý kho hàng, tình trạng trả thưởng khuyến mại và hiệu quả bán hàng của từng nhà phân phối.

Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn giải pháp quản trị doanh nghiệp ngành phân phối, hãy liên hệ với chúng tôi quá số hotline tư vấn giải pháp: 0986.196.838

Đọc thêm: Bí quyết lựa chọn nhà tư vấn ERP hiệu quả


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng


    Họ tên*
    Email*
    Số điện thoại*
    Tên doanh nghiệp*:
    Ngành/lĩnh vực*:
    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Đăng ký Webinar “Ứng dụng và triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công Cơ khí & Chế tạo tại Việt Nam”

    Đăng ký Webinar “Ứng dụng và triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công Cơ khí & Chế tạo tại Việt Nam”

    Chuyển đổi số là một hành trình dài cần đầu tư nhiều nguồn lực. Do đó, để đảm bảo thành công, doanh nghiệp ngành Gia công Cơ khí và Chế tạo cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng lộ trình chuyển đổi số phù hợp để giải quyết bài
    Những sai lầm khi triển khai ERP và cách khắc phục

    Những sai lầm khi triển khai ERP và cách khắc phục

    Trong quá trình triển khai ERP (Enterprise Resource Planning), không ít tổ chức đã rơi vào những sai lầm đáng tiếc, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của dự án. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rõ hơn về những sai lầm khi triển khai