Tác động của dịch Covid -19 không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp lao đao mà còn làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Trước tình hình này, nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đang được đẩy mạnh triển khai.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong quý I/2020 (tính đến hết ngày 17/3/2020), BHXH Việt Nam đã giải quyết cho 1.714.443 lượt người hưởng chế độ ốm đau, tăng 186.088 lượt người (12%) so với cùng kỳ năm 2019; với số tiền chi trả từ quỹ ốm đau, thai sản là trên 768,211 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Về phía người lao động, người sử dụng lao động đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, khi tình hình sản xuất đình trệ, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng hướng dẫn BHXH các địa phương thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, điều kiện đối với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc diện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất là những doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó, số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6/2020 ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6/2020 mà dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị cần kịp thời phối hợp với Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020.
Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, BHXH Việt Nam cho biết sẽ không thực hiện thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra, nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và BH thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Covid-19 khiến cho khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao
Dịch Covid-19 không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp lao đao mà còn làm tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Với vai trò của mình, chính sách BH thất nghiệp đã giúp đảm bảo phần nào đời sống của một bộ phận người lao động thất nghiệp và gia đình.
Trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp ước thực hiện là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019 (346.582 người) với số tiền được chi trả ước thực hiện là 2.119 tỷ đồng; số người được chi trả hỗ trợ học nghề ước thực hiện là 8.160 người, tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019 (7.409 người) với số tiền chi trả ước thực hiện là 18 tỷ đồng. Nhiều chính sách đã nhanh chóng được đưa ra và người lao động sẽ có thêm sự hỗ trợ để vượt khó khăn trong thời gian này.
Theo đó, đối với các trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận trợ cấp thất nghiệp phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm Covid-19 không thể đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn quy định (chỉ ảnh hưởng đối với những trường hợp không đến nhận tiền nhưng gần quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định), hiện BHXH Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bằng thời gian cách ly y tế hoặc điều trị do nhiễm Covid-19 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Liên quan đến các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động đối phó với ảnh hưởng bất lợi từ dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ( LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, dự kiến từ 25.000 – 50.000 tỷ đồng sẽ phát sinh do tạm dừng đóng, miễn lãi chậm đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất cho khoảng 1,5 – 3 triệu lao động, tương ứng với từ 105.000 đến 211.000 doanh nghiệp…
Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH cũng tiếp tục đề xuất Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu việc mở rộng đối tượng bị ảnh hưởng của Covid-19 để nhận được hỗ trợ.
Về điều kiện, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất việc hỗ trợ sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không phải chỉ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ 50%. Thời hạn áp dụng tạm dừng từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020.
Với đề xuất như trên, Bộ LĐ-TB&XH ước tính sẽ có khoảng 1,5 – 3 triệu người được hưởng lợi từ chính sách, 150.000 – 200.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách. Số kinh phí từ nguồn quỹ hưu trí tử tuất này xét từ 25.000 – 49.000 tỷ đồng lấy từ kết dư của Quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất.
Về chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 100% doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020. Sau đó doanh nghiệp và người lao động phải đóng bù thời gian này mà không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Với nhóm chính sách tín dụng đối với lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với người lao động, ưu tiên lao động là người dân tộc thiểu số, lao động không có quan hệ lao động ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức ở khu vực thành thị… Dự kiến, thời hạn vay tối đa là 12 tháng với lãi suất vay là 3,96%/năm bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.
Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S
Tại các nhà kho thông minh, hệ thống Pick To Light được sử dụng phổ biến như một biện pháp giúp tiết kiệm thời gian lấy hàng. Vậy Pick To Light hoạt động như thế nào và cấu trúc hệ thống Pick To Light gồm những gì? Cùng tìm hiểu
Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ được dự đoán sẽ tăng từ 4,84 tỷ đô la vào năm 2021 lên 31,84 tỷ đô la vào năm 2028 - Theo Fortune Business Insights. Vậy đâu sẽ là những ứng dụng nổi bật sẽ định hình ngành hàng bán lẻ trong
Chuyển đổi số là xu hướng đang được các nhà lãnh đạo thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, không phải ai nào cũng biết cách để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong bài viết này, giaiphaperp.vn sẽ chia sẻ đến
VIMF 2023 là triển lãm quốc tế về Công nghiệp & Sản xuất lớn nhất Việt Nam được tổ chức tại Bắc Ninh, quy tụ hơn 400 gian hàng đến từ 20 quốc gia, trên diện tích trưng bày 11.000m2. Với mong muốn mang đến cho khách tham quan cái
Sự trở lại của Triển lãm quốc tế về Máy công cụ, Cơ khí chính xác và Gia công kim loại - MTA Hanoi 2023 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều nội dung hấp dẫn. Góp mặt tại sự kiện, Đại diện ITG - ông Nguyễn Thành Luân – Giám
Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất là hai hoạt động xương sống trong quản lý sản xuất, khởi nguồn cho hầu hết các hoạt động diễn ra tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Mặc dù đầu tư khá nhiều nguồn lực để chuyển đổi số hoạt động Lập
Phần mềm ERP được nhiều doanh nghiệp sử dụng để điều hành tổng thể doanh nghiệp hiện nay là: Phần mềm 3S ERP. Đây là hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tổng thể được phát triển và cung cấp bởi ITG Technology. 3S ERP đã
Phần mềm ERP có thể khai thác dữ liệu từ nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp và kết nối thông tin giữa các phòng ban với nhau trên cùng một nền tảng. Do đó, khi sử dụng ERP phân tích dữ liệu của doanh nghiệp, nhà quản lý
Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn ảnh hưởng đến sự thành công và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để có các sản phẩm đầu ra chất lượng tốt, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Chuyển đổi số là một hành trình dài cần đầu tư nhiều nguồn lực. Do đó, để đảm bảo thành công, doanh nghiệp ngành Gia công Cơ khí và Chế tạo cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng lộ trình chuyển đổi số phù hợp để giải quyết bài
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai khái niệm tài chính quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý hiệu quả hai loại giá này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khái niệm
Triển khai ERP viết theo yêu cầu đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết các bài toán quản lý doanh nghiệp đặc thù, chuyên sâu theo ngành. Vậy ERP viết theo yêu cầu là gì? Chi phí triển khai ERP viết theo yêu cầu
Sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh đang là xu hướng được nhiều công ty áp dụng. Vậy có phải ngành nào cũng phù hợp để sử dụng ERP và đâu sẽ là
Hệ thống ERP đã và đang trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu dự án ERP thất bại hoặc mang lại hiệu quả kém thì sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều