Trong mỗi doanh nghiệp, hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị tài sản. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh càng phát triển, hoạt động vận hành quản lý kho hàng sẽ càng phức tạp. Việc xây dựng một chiến lược quản lý kho thông minh trở thành yêu cầu tất yếu cho sự bền vững kinh doanh của tổ chức.
Kho thông minh là gì?
Kho thông minh là kho được kích hoạt với một số công nghệ tự động và kết nối với nhau. Các công nghệ này phối hợp với nhau để tăng năng suất và hiệu quả của kho, giảm thiểu số lượng công nhân của con người trong khi giảm lỗi. Một số công nghệ trong kho thông minh như: robot lấy hàng tự động, nhận dạng bằng tần số vô tuyến điện (RFID), sử dụng QR code/Barcode trong nhập/xuất/kiểm kê khu vực kho bãi, xe tự hành (AGV), trí tuệ nhân tạo (AI) hay xu thế của thời đại – Internet vạn vật (IoT).
Ngoài ra không thể thiếu các phần mềm quản lý kho thông minh hỗ trợ quản lý, vận hành và lưu trữ thông tin. Kho tự động là một phần không thể thiếu của một nhà máy hiện đại. Hệ thống kho tự động giúp giải phóng gần như hoàn toàn sức lao động của con người. Nhà kho thông minh ra đời đem lại lợi ích to lớn. Có thể kể đến như:
Hệ thống nhà kho thông minh được vận hành tự động, tạo sự dễ dàng và an toàn khi hoạt động;
Hệ thống nhà kho thông minh có thể dễ dàng thay thế, nâng cấp từng bộ phận một cách nhanh chóng không ảnh hưởng tới vận hành do đã được module hóa và tiêu chuẩn hóa;
Hệ thống phần mềm quản lý, điều khiển rất linh hoạt nên dễ dàng đáp ứng theo nhu cầu riêng của từng khách hàng;
Xuất nhập kho dễ dàng, khoa học, nhân công vận hành ít nên tiết kiệm được chi phí quản lý và vận hành kho hàng tháng;
Công xuất lưu trữ lớn nên cùng một diện tích mặt bằng;
Kho thông minh là xu thế của mọi doanh nghiệp hiện nay
Đâu là bí quyết để doanh nghiệp có thể quản lý kho thông minh?
Để có thể xây dựng và quản lý kho thông minh, mỗi tổ chức cần bắt đầu từ 3 yếu tố quan trọng trong hạ tầng doanh nghiệp: Quy trình quản trị – Con người – Công nghệ.
Cải tiến quy trình quản trị:
Để tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp buộc phải chuyển mình, thay đổi từ cách tiếp cận, quy trình cũng như phương pháp và công cụ thực hiện để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Số hóa quy trình quản trị trở thành hướng phát triển tất yếu. Bởi, việc chuyển đổi nền tảng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tránh việc bị đào thải khỏi thị trường.
Sự đột phá của công nghệ và kết nối toàn cầu buộc người quản trị phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế. Người lãnh đạo cần tạo ra tầm nhìn và sự đồng thuận về chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị kho để có thể đưa doanh nghiệp đi vững, bước xa.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận đúng về mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Khi công nghệ được áp dụng nhiều hơn trong quản trị kho, hoạt động kho vận được tối ưu hóa hơn. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu chất lượng nhân sự cũng phải gia tăng, nhằm đảm bảo vận hành máy móc trong mỗi kho hàng hóa của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực hoạt động đều có một quy trình làm việc, đặc thù quản lý kho vận khác nhau. Thậm chí cùng một doanh nghiệp nhưng ở các giai đoạn khác nhau, hoạt động quản lý kho cũng có những điểm khác biệt. Do đó, mỗi tổ chức nên lựa chọn phần mềm được thiết kế theo các yêu cầu cụ thể và đặc thù của mình. Có như vậy khi đưa vào vận hành thực tế, giải pháp mới có thể đi sâu giải quyết những bài toán đặc thù và hỗ trợ chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Ngoài ra, năng lực của nhà cung cấp giải pháp công nghệ là một trong những yếu tố cần phải cân nhắc kỹ càng. Chỉ khi lựa chọn được nhà triển khai giàu kinh nghiệm, thực sự hiểu vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp mới có thể được đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn đã đề ra. Mỗi công ty cũng nên ưu tiên về những nhà cung cấp đã xây dựng thành công mô hình quản trị của nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong ngành.
Sự đột phá của công nghệ và kết nối toàn cầu đã tạo ra những cách thức quản trị kho hoàn toàn mới
Giải pháp công nghệ giúp hiện thực hóa mô hình kho thông minh dành riêng cho doanh nghiệp của bạn
Giải pháp 3S iWAREHOUSE do Công ty Cổ phần Công nghệ ERP-ITG xây dựng và phát triển là giải pháp quản trị kho thông minh được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI tin dùng. Hệ thống được phát triển chuyên sâu theo đặc thù ngành, sử dụng QR Code/Barcode. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống quản lý dữ liệu khoa học, tập trung cùng với công nghệ IoT tiên tiến nhất. Sự tích hợp này giúp hoạt động vận hành kho luôn được kiểm soát tức thời, tổng hợp trên một hệ thống duy nhất và đảm bảo chính xác tuyệt đối với dữ liệu thực địa trong mỗi kho vật lý của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản trị có thể tối ưu hóa dung lượng kho, loại bỏ tối đa sai sót trong hoạt động kiểm kê và tiết kiệm thời gian trong quy trình nhập/xuất/kiểm kê kho. Ngoài ra 3S iWAREHOUSE còn cho phép giảm áp lực lên đội ngũ nhân lực phụ trách kho, hạn chế tối đa các nhầm lẫn đáng tiếc trong quá trình vận hành.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản lý kho thông minh hàng đầu hiện nay: 092.6886.855
Tại các nhà kho thông minh, hệ thống Pick To Light được sử dụng phổ biến như một biện pháp giúp tiết kiệm thời gian lấy hàng. Vậy Pick To Light hoạt động như thế nào và cấu trúc hệ thống Pick To Light gồm những gì? Cùng tìm hiểu
Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ được dự đoán sẽ tăng từ 4,84 tỷ đô la vào năm 2021 lên 31,84 tỷ đô la vào năm 2028 - Theo Fortune Business Insights. Vậy đâu sẽ là những ứng dụng nổi bật sẽ định hình ngành hàng bán lẻ trong
Chuyển đổi số là xu hướng đang được các nhà lãnh đạo thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, không phải ai nào cũng biết cách để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong bài viết này, giaiphaperp.vn sẽ chia sẻ đến
VIMF 2023 là triển lãm quốc tế về Công nghiệp & Sản xuất lớn nhất Việt Nam được tổ chức tại Bắc Ninh, quy tụ hơn 400 gian hàng đến từ 20 quốc gia, trên diện tích trưng bày 11.000m2. Với mong muốn mang đến cho khách tham quan cái
Sự trở lại của Triển lãm quốc tế về Máy công cụ, Cơ khí chính xác và Gia công kim loại - MTA Hanoi 2023 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều nội dung hấp dẫn. Góp mặt tại sự kiện, Đại diện ITG - ông Nguyễn Thành Luân – Giám
Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất là hai hoạt động xương sống trong quản lý sản xuất, khởi nguồn cho hầu hết các hoạt động diễn ra tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Mặc dù đầu tư khá nhiều nguồn lực để chuyển đổi số hoạt động Lập
Phần mềm ERP được nhiều doanh nghiệp sử dụng để điều hành tổng thể doanh nghiệp hiện nay là: Phần mềm 3S ERP. Đây là hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tổng thể được phát triển và cung cấp bởi ITG Technology. 3S ERP đã
Phần mềm ERP có thể khai thác dữ liệu từ nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp và kết nối thông tin giữa các phòng ban với nhau trên cùng một nền tảng. Do đó, khi sử dụng ERP phân tích dữ liệu của doanh nghiệp, nhà quản lý
Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn ảnh hưởng đến sự thành công và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để có các sản phẩm đầu ra chất lượng tốt, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Chuyển đổi số là một hành trình dài cần đầu tư nhiều nguồn lực. Do đó, để đảm bảo thành công, doanh nghiệp ngành Gia công Cơ khí và Chế tạo cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng lộ trình chuyển đổi số phù hợp để giải quyết bài
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai khái niệm tài chính quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý hiệu quả hai loại giá này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khái niệm
Triển khai ERP viết theo yêu cầu đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết các bài toán quản lý doanh nghiệp đặc thù, chuyên sâu theo ngành. Vậy ERP viết theo yêu cầu là gì? Chi phí triển khai ERP viết theo yêu cầu
Sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh đang là xu hướng được nhiều công ty áp dụng. Vậy có phải ngành nào cũng phù hợp để sử dụng ERP và đâu sẽ là
Hệ thống ERP đã và đang trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu dự án ERP thất bại hoặc mang lại hiệu quả kém thì sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều
Trong quá trình triển khai ERP (Enterprise Resource Planning), không ít tổ chức đã rơi vào những sai lầm đáng tiếc, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của dự án. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rõ hơn về những sai lầm khi triển khai