Phần mềm CRM là gì? Chức năng cơ bản và lợi ích của phần mềm CRM

Trong thị trường cạnh tranh, khách hàng chính là nhân tố tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp, vì vậy vai trò của phần mềm CRM ngày càng trở nên quan trọng. Vậy phần mềm CRM là gì? Tại sao nó lại giúp doanh nghiệp ngày càng trở nên thân thiết với người dùng ?

>>>Đọc thêm: Đập vỡ phễu lọc khách hàng – Bí mật tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp

1. Định nghĩa phần mềm CRM

Phần mềm CRM là gì? CRM là viết tắt của cụm từ “Customer Relationship Management” có nghĩa là quản trị quan hệ khách hàng. Phần mềm CRM là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng trên máy tính/các hệ điều hành được thiết kế cho các doanh nghiệp/tổ chức với mục đích quản lý dữ liệu khách hàng, tương tác, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng, tự động hóa bán hàng, hay quản lý nhân viên, nhà cung cấp một cách có hệ thống, hiệu quả.

phần mềm CRM

CRM giúp tổ chức quản lý các quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng việc củng cố sự hài lòng của khách hàng. Thực chất đây là một phần mềm giúp doanh nghiệp kết nối gần hơn với khách hàng của mình.

>>>Đọc thêm: Cách phần mềm CRM hỗ trợ sales gia tăng doanh số

2. Các chức năng cơ bản của phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM có rất nhiều chức năng, từ phát hiện khách hàng đến đánh giá khách hàng tiềm năng mang về hiệu quả kinh tế đến cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số chức năng cơ bản mà phần mềm CRM đảm nhiệm.

Quản lý hồ sơ khách hàng

Phần mềm CRM cho phép tự động hóa quy trìnhquản lý khách hàng bao gồm các bước thu thập thông tin khách hàng, phân nhóm khách hàng (khách hàng, nhà cung cấp, đối tác), theo dõi quá trình tiếp cận và giao dịch với khách hàng, đánh giá, phân loại khách hàng theo mức độ tiềm năng, quản lý thông tin liên hệ, đối tác.

Quản lý cơ hội bán hàng

Quản lý các cơ hội bán hàng phát sinh từ các khách hàng đang quản lý.Tạo cơ hội bán hàng mới cho 1 khách hàng.Đánh giá, phân loại cơ hội bán hàng theo mức độ khả thi, Theo dõi quá trình giao dịch với khách hàng liên quan đến cơ hội bán hàng, Kết thúc và đóng cơ hội bán hàng.

Quản lý lịch hẹn và giao dịch

Phần mềm CRMcho phép theo dõi quá trình giao dịch với khách hàng thông qua việc lập lịch cuộc gọi, lập lịch hẹn, theo dõi quá trình thực hiện và lịch sử giao dịch.

Quản lý dịch vụ khách hàng

Chức năng quản lý dịch vụ khách hàng cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý thông tin yêu cầu bảo hành, hỗ trợ, khiếu nại của khách hàng; lịch gọi, lịch gặp và các giao dịch xử lý yêu cầu của khách hàng và lịch sử giao dịch xử lý yêu cầu, chăm sóc khách hàng.

phần mềm CRM

>>>Đọc thêm: Các tiêu chí lựa chọn giải pháp CRM cho doanh nghiệp hiệu quả nhất

3. Những lợi ích phần mềm CRM đem lại cho doanh nghiệp

Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà phần mềm CRM đem lại so với phương pháp quản lý quan hệ khách hàng truyền thống

Tổ chức và chia sẻ dữ liệu tốt hơn: Với chỉ một lần nhập dữ liệu, thông tin của khách hàng được lưu trữ thông minh theo các trường, giúp cho việc quản lý, tìm kiếm và phân loại thông tin của từng nhóm khách hàng được cụ thể và chi tiết. Đồng thời tất cả các phòng ban trong tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin được cập nhật trên hệ thống một cách nhanh và chính xác nhất. Từ đó, các phòng ban của doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Cơ sở dữ liệu tập trung: Phần mềm cho phép lưu trữ mọi thông tin, dữ liệu về khách hàng hay các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mọi nơi. Do đó, bạn sẽ không phải mất nhiều công sức để tìm kiếm dữ liệu khi cần thiết. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức để có thể hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất.

Bám sát thông tin khách hàng tiềm năng:Phần mềm giúp cho bạn có thể nắm bắt được thông tin của khách hàng, biết được trạng thái của khách hàng ở mức độ quan tâm sản phẩm như thế nào, có gặp khó khăn ở giai đoạn nào hay không, nắm bắt được những khách hàng tiềm năng từ đó đưa ra được phương án giải quyết thích hợp.

Tiết kiệm thời gian quản lý, nâng cao hiệu suất lao động: Khi sử dụng phần mềm CRM trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên tiết kiệm được tối đa thời gian. Khi tiến hành tìm kiếm, phân loại khách hàng, quản lý công việc…. đều được tối ưu hóa nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện công việc. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, dùng thời gian còn lại để hoàn thành những công việc mới được giao, giúp tăng hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, phần mềm còn giúp công việc quản lý hỗ trợ, chăm sóc khách hàng được chu đáo hơn. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng được mối liên hệ tốt hơn với các khách hàng hiện tại, tăng lượng khách hàng và có thể làm ăn lâu dài với những khách hàng cũ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu phần nào về phần mềm CRM. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM, bạn vui lòng liên hệ hotline: 024-3833 99 66 hoặc email

>>>Đọc thêm: Làm thế nào để hệ thống CRM là bí mật đằng sau thành công của Amazon?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng


    Họ tên*
    Email*
    Số điện thoại*
    Tên doanh nghiệp*:
    Ngành/lĩnh vực*:
    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Đăng ký Webinar “Ứng dụng và triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công Cơ khí & Chế tạo tại Việt Nam”

    Đăng ký Webinar “Ứng dụng và triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công Cơ khí & Chế tạo tại Việt Nam”

    Chuyển đổi số là một hành trình dài cần đầu tư nhiều nguồn lực. Do đó, để đảm bảo thành công, doanh nghiệp ngành Gia công Cơ khí và Chế tạo cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng lộ trình chuyển đổi số phù hợp để giải quyết bài
    Những sai lầm khi triển khai ERP và cách khắc phục

    Những sai lầm khi triển khai ERP và cách khắc phục

    Trong quá trình triển khai ERP (Enterprise Resource Planning), không ít tổ chức đã rơi vào những sai lầm đáng tiếc, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của dự án. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết rõ hơn về những sai lầm khi triển khai