Vai trò của xây dựng tài liệu URD đối với thành công của dự án ERP

Qua thực tế triển khai tại nhiều dự án ERP, chúng tôi nhận ra rằng việc xây dựng tài liệu URD đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho sự thành công của một dự án ERP. Vậy tài liệu URD là gì? Làm thế nào để xây dựng tài liệu URD?

Tài liệu URD là gì?

URD viết tắt của User Requirement Document, là Tài liệu mô tả yêu cầu người sử dụng và quy trình nghiệp vụ. URD được sử dụng trong quá trình triển khai phần mềm ERP nhằm:

  • Xác định những mong muốn người dùng về một phần mềm, giải pháp công nghệ;
  • Chứng minh cho các bên quan tâm thấy rằng dự án được kiểm soát tốt và đạt được thành công về tài chính và kỹ thuật;
  • Cho phép kiểm soát dự án hiệu quả, thực hiện thành công dựa trên các thông số được xác định rõ ràng vể yêu cầu của người dùng
  • Là cơ sở để nghiệm thu dự án.

tài liệu URD

Yêu cầu của tài liệu URD là gì?

1Các mục tiêu của dự án 
 Mô tả các mục tiêu mà dự án cần đạt được
2Mô tả chức năng và yêu cầu về hiệu suất
 – Mô tả rõ nét các chức năng, phân hệ cần triển khai cho phần mềm. Nó bao gồm các nghiệp vụ lõi và các nghiệp vụ mở rộng của doanh nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh tại từng đơn vị.

– Tổ chức hệ thống bao gồm các phân quyền trên phần mềm. Tùy theo từng đơn vị sẽ có những tổ chức khác nhau. Song, cần mô tả chi tiết để đảm bảo công việc xây dựng phần mềm sau này.

3Nguồn lực và yêu cầu về lịch trình
 Chỉ định các tài nguyên tối đa mà việc phát triển và vận hành hệ thống có thể tiêu tốn, cũng như số lượng nhân sự tham gia, thời gian tối đa triển khai hay ngân sách phát triển và các ràng buộc khác.
4Yêu cầu dữ liệu
 Đây là phần thiết lập các yêu cầu về xử lý và lưu trữ dữ liệu hệ thống. Các chi tiết như loại dữ liệu được nhập, khối lượng dữ liệu, nguồn thu thập sẽ được minh họa rõ nét và minh bạch.
5Yêu cầu về giao diện
 Phần này chỉ định các giao diện cho hệ thống. Ở cấp độ URD, giao diện bao gồm hệ thống hiển thị tổng thể phải xử lý, gồm các thiết bị đầu cuối của người dùng và giao diện điện tử với các hệ thống máy tính khác.
6Yêu cầu kiểm tra
 Phần này quy định các yêu cầu đặt ra đối với thử nghiệm hệ thống, bao gồm thông tin về khả năng truy nguyên các thử nghiệm trở lại các yêu cầu. Cũng bao gồm các yêu cầu về thử nghiệm trong điều kiện ứng suất (tải tối đa, hoặc thậm chí tải vượt quá mức tối đa, như được định nghĩa trong các phần trước của tài liệu này) và thử nghiệm hồi quy. 

Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo rằng không có tác động bất ngờ nào khi đưa phần mềm vào sử dụng.

Vì sao tài liệu URD quan trọng đối với dự án ERP

Không thể phủ nhận vai trò của tài liệu URD trong quá trình mà doanh nghiệp triển khai hệ thống ERP. Tài liệu URD được ví như bản vẽ của một ngôi nhà, và hệ thống sẽ được lập trình trên chính bản vẽ đó. Do đó, toàn bộ quy trình hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết phải được mô tả rõ ràng, đồng thời các chức năng mà phần mềm sẽ cần để đáp ứng tất cả các bên liên quan (khách hàng, người dùng và doanh nghiệp) cũng cần được làm sáng tỏ. 

Theo đó, bản mô tả URD càng chính xác thì việc chỉnh sửa cấu trúc phần mềm về sau sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu nhất. Nó cũng cho phép doanh nghiệp triển khai hiệu quả hơn, hạn chế các sai sót gây lãng phí nhân lực, vật lực trong tổ chức.

Có thể thấy, tài liệu URD đóng góp vai trò nền tảng và quan trọng trong việc cấu trúc và chuẩn hóa thiết kế phần mềm ERP. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển tài liệu URD là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong việc triển khai hệ thống ERP là một trong những việc cần thực hiện. 

Một câu hỏi đặt ra là, các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai ERP thì cần xây dựng tài liệu URD này như thế nào?

Đọc thêm: Từ A-Z những điều bạn cần biết về phần mềm ERP

Xây dựng tài liệu URD như thế nào để dự án ERP thành công?

  • Tiến hành khảo sát một cách nghiêm túc, bài bản

Quá trình khảo sát hiện trạng doanh nghiệp cần được tiến hành nghiêm túc, bài bản, phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng giải pháp ERP. Trong quá trình khảo sát, đơn vị cung cấp giải pháp – vốn là chuyên gia trong ngành sẽ đặt ra những câu hỏi để thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp nhằm nắm bắt được các thông tin chính như:

  • Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp;
  • Số lượng nhân sự của doanh nghiệp;
  • Mô hình doanh nghiệp: mô hình 1 doanh nghiệp hay mô hình multi company;
  • Cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp;
  • Số lượng cửa hàng (Đối với các doanh nghiệp thương mại), số lượng kho hàng, quy trình giao hàng, tổng số lượng nhóm sản phẩm và các sản phẩm đang có, hình thức bán sản phẩm: shop, Online, các phương thức thanh toán;
  • Quy trình sản xuất và quản lý;
  • Quy mô phát triển doanh nghiệp trong tương lai;
  • Mức độ sử dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp hiện tại: trình độ sử dụng máy tính của các nhân viên;
  • Trong quá khứ hoặc hiện tại, doanh nghiệp đã triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp nào, hoặc đã từng triển khai ERP hay chưa? Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng? Tại sao hiện giờ không sử dụng nữa?

Có như vậy, đội ngũ triển khai hệ thống ERP mới có thể nắm rõ toàn bộ quy trình hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu của từng bộ phận. Từ đó, xây dựng tài liệu URD chính xác từ kỹ thuật, quy trình hạch toán…

  • Cần có sự thống nhất triển khai tài liệu URD giữa các bên

Tài liệu URD được thiết kế bởi phía triển khai phần mềm, song, nó được ứng dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Trong khi đó, chỉ doanh nghiệp bạn mới nắm rõ yêu cầu của mình cũng như tường tỏ các bài toán mà mình đang gặp phải. Vì thế, trong quá trình triển khai dự án, khâu thống nhất tài liệu URD giữa hai bên rất quan trọng. 

Một gợi ý cho các doanh nghiệp đó là trong quá trình khảo sát của đơn vị triển khai phần mềm, các đơn vị được triển khai cũng cần bố trí nhân sự tham gia các buổi khảo sát, đưa ra các đề xuất xây dựng hệ thống. Như vậy, tài liệu URD sẽ càng chính xác và hạn chế những thay đổi về sau.

  • Lựa chọn một đơn vị triển khai giàu chuyên môn, kinh nghiệm

Với các doanh nghiệp có mong muốn ứng dụng hệ thống ERP, việc xây dựng bản thiết kế URD chuyên nghiệp, hiệu quả là cần thiết, trong đó, doanh nghiệp cần xác định rõ các hệ thống lõi sẽ đưa vào sử dụng phù hợp với chiến lược ngắn hạn và trung hạn của mình, đồng thời đặt các thứ tự ưu tiên về ngân sách và thời gian triển khai sao cho hợp lý.

Nếu doanh nghiệp chưa thực sự tự tin và cần có phương pháp luận thì nên thông qua các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện một cách bài bản cho thiết kế URD. Có như vậy khi đưa vào vận hành thực tế, giải pháp mới có thể đi sâu giải quyết những bài toán đặc thù và hỗ trợ chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Trong đó, năng lực của nhà cung cấp giải pháp công nghệ là một trong những yếu tố cần phải cân nhắc kỹ càng. Chỉ khi lựa chọn được nhà triển khai giàu kinh nghiệm, thực sự hiểu vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp mới có thể được đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn đã đề ra. Mỗi công ty cũng nên ưu tiên về những nhà cung cấp đã xây dựng thành công giải pháp ERP cho nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong ngành.

Đọc thêm: Các bước để triển khai ERP thành công

Kết

Tóm lại, việc chú trọng xây dựng tài liệu URD ngay từ những bước đầu triển khai ERP sẽ đem lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiết kế tài liệu này không phải công việc đơn giản, dễ dàng, nó cần có sự đầu tư bài bản và sẽ tốt hơn nếu chiến lược được thông qua bởi các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Để được tư vấn sâu hơn hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn của chúng tôi: 092.6886.855, hoặc để lại thông tin liên hệ phía dưới, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn. 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S