Vai trò của hệ thống điều hành sản xuất trong xây dựng nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh là khái niệm mới trong kỷ nguyên công nghệ với nền tảng sản xuất được số hóa và kết nối cao, dựa vào những công cụ thông minh trong quản trị. Cùng tìm hiểu vai trò của hệ thống điều hành sản xuất trong bài toán đảm bảo sự vận hành của những nhà máy thời kỳ số.

Đọc thêm: Đặc trưng của nhà máy thông minh trong CMCN 4.0 là gì?

Nhà máy thông minh – tâm điểm cách mạng công nghiệp 4.0

Bản chất của nhà máy thông minh là một môi trường mà máy móc và các thiết bị sản xuất hoạt động theo quy trình tự động hóa tối đa. Nói cách khác, đây là khu vực là được ứng dụng công nghệ tự động hóa và các quy trình thông minh vào quá trình quản trị cũng như sản xuất. Trong đó con người, máy móc sẽ kết nối với nhau thông qua mạng internet, các thao tác sản xuất hoàn toàn được thực hiện tự động.

Mô hình nhà máy thông minh đang ngày càng phát triển rầm rộ trên thế giới. Đây được xem là thành tựu của sức mạnh công nghệ và trí nhân tạo thông minh. Những đột phá về công nghệ tự động hóa đã thực sự làm thay đổi đáng kể về quy trình, cách thức sản xuất.

he-thong-dieu-hanh-san-xuat-03
Nhà máy thông minh là thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Để xây dựng thành công mô hình nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần chuẩn một số yếu tố có thể kể đến như:

  • Chuyển đổi mạnh mẽ về con người: Đối với nhà máy thông minh, trình độ nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Yếu tố con người sẽ dịch chuyển từ vai trò lao động thủ công sang điều khiển, kiểm soát và đưa ra quyết định. Muốn đảm nhận tốt vai trò này, người vận hành thiết bị cần phải biết tổng hợp, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác nhất, giúp quy trình vận hành của nhà máy được tối ưu nhất.
  • Cập nhật và ứng dụng tự động hóa vào sản xuất: Mỗi nhà máy cần cập nhật những thành tựu của cuộc công nghiệp 4.0, bao gồm hệ thống mạng vật lý, mạng internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo. Đây là những yếu tố then chốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy tại bất kỳ đâu với bất kỳ quy mô của doanh nghiệp.

Có thể thấy, để chuyển mình thành công trở thành nhà máy thông minh, doanh nghiệp sẽ cần phải trải qua nhiều thay đổi. Đó là lý do tại sao mỗi nhà máy cần triển khai hệ thống điều hành sản xuất. Bởi MES là giải pháp hiệu quả, cung cấp công cụ phần cứng và phần mềm nhằm tối ưu và cải thiện cả nguồn lực con người và máy móc trong mỗi khu vực nhà máy của tổ chức.

Đọc thêm: 4 yếu tố công nghệ cấu thành nhà máy sản xuất thông minh

MES – bước đi đầu tiên xây dựng nhà máy thông minh

1. Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực đảm bảo các hoạt động quản trị tức thời

MES được kết nối trực tiếp với các thiết bị, do đó mọi thông số từ máy móc được cập nhật nhanh chóng, chính xác theo thời gian thực tại hệ thống quản lý, chẳng hạn như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao mô phỏng các quy trình sản xuất. Nhờ vậy người quản trị nhà máy có thể nắm bắt mọi thông tin tin phát sinh tại nơi sản xuất một cách hiệu quả. Từ dữ liệu cập nhật tự động của phần mềm, hệ thống điều hành sản xuất hỗ trợ các phân tích quan trọng trong thời gian thực, trao quyền điều khiển công cụ cho người vận hành để phản ứng nhanh hơn khi có vấn đề phát sinh. Từ đó, nhà máy không chỉ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động nhà máy mà còn đưa ra quyết định tối ưu nhất để vận hành sản xuất hiệu quả.

he-thong-dieu-hanh-san-xuat
MES có vai trò quan trọng trong mô hình ‘’smart factory’’
2. Giảm chi phí vận hành

Mọi nguồn lực trong sản xuất tại nhà máy đều được MES tối ưu có hiệu quá, có thể kể đến như:

  • Chi phí nhân công trực tiếp: Hệ thống điều hành sản xuất giám sát các máy móc, tiến độ công việc và thông báo cho các bộ phận vận hành khi cần thiết, do đó thời gian của người lao động được giải phóng cho các nhiệm vụ khác, tiết kiệm chi phí lao động trực tiếp
  • Chi phí nhân công gián tiếp: dữ liệu vận hành được tự động thu thập từ các máy móc và thiết bị, cải thiện độ chính xác và tiết kiệm thời gian của người vận hành
  • Chi phí vật liệu: Khi quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ sẽ giúp tối ưu hóa số lượng vật liệu được sử dụng để đáp ứng thông số kỹ thuật; song song với đó dữ liệu thời gian thực về thông số sản xuất có thể ngăn chặn tình trạng sản xuất vượt mức cho phép
  • Chi phí năng lượng: giám sát liên tục việc sử dụng năng lượng của tất cả các thiết bị trong nhà máy sẽ nhanh chóng giúp xác định lỗi và tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị. Từ đây doanh nghiệp có thể nhận biết được các thiết bị đang được sử dụng có cần nâng cấp, thay thế hay sửa chữa hay không, để đảm bảo chi phí năng lượng cho daonh nghiệp.

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa MES và ERP

3. Điều khiển hiệu suất sản xuất

Hiệu suất đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt tại các nhà máy thông minh. Với hệ thống MES, bảng điều khiển sẽ hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất và nhà máy. Một số dữ liệu khác như: thông lượng và sử dụng tài sản; hoạt động chuyển đổi với sự hỗ trợ lập kế hoạch phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn hay chu kỳ thời gian nhằm theo dõi OEE (hiệu quả thiết bị tổng thể)…. đều được cập nhật chính xác. Từ đó xác định vòng chu kỳ phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý, cho phép nhân viên vận hành tập trung vào các hoạt động cải tiến theo chu kỳ dựa trên những thông tin chính xác.

he-thong-dieu-hanh-san-xuat
Hiệu suất của toàn bộ nhà máy trở nên tối ưu có hiệu quả nhờ sự giám sát của MES

Đọc thêm: Tại sao cần áp dụng Hệ thống MES trong nền sản xuất 4.0?

4. Cải thiện sự linh hoạt

Hệ thống điều hành sản xuất MES cũng có khả năng tìm ra sản phẩm bị lỗi trong giai đoạn sản xuất, kiểm soát năng suất vận hành thiết bị và kiểm soát tình hình sản xuất theo thời gian thực. Từ đó tốii ưu thời gian triển khai sản xuất sản phẩm mới cũng như tích hợp mượt mà hơn các quy trình thông minh khác vào nhà máy và nhân sự. Ngoài ra, sự linh hoạt vượt trội của MES còn thúc đẩy doanh nghiệp tích hợp nhiều hơn với chuỗi cung ứng.

Một số chức năng cần thiết trong doanh nghiệp sản xuất có thể kể đến như truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu và truy vết sản phẩm lỗi hỏng hay kiểm tra chất lượng sát sao theo từng khâu sản xuất cũng được MES thực thi hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác.

Kết

Có thể thấy thế mạnh đem lại của hệ thống điều hành sản xuất trong xây dựng nhà máy thông minh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để triển khai MES có hiệu quả cần một kế hoạch chỉn chu và bài bản. Đòi hỏi nhà lãnh đạo tổ chức doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về MES, hãy liên hệ với số hotline tư vấn giải pháp của chúng tôi: 0986.196.838

Đọc thêm: Tư vấn lựa chọn Hệ thống điều hành sản xuất cho doanh nghiệp


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S