Tư vấn lựa chọn Hệ thống điều hành sản xuất cho doanh nghiệp

Hệ thống điều hành sản xuất – Manufacturing Execution System (MES) là giải pháp về thông tin nhằm kết nối, giám sát luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Cùng tìm hiểu những tiêu chí cần cân nhắc khi doanh nghiệp lựa chọn triển khai hệ thống MES ở bài viết này.

Đọc thêm: Hệ thống điều hành sản xuất là gì? Sự khác biệt giữa MES và ERP

  1. Khả năng mở rộng

Điều cốt lõi khi triển khai hệ thống điều hành sản xuất của doanh nghiệp đó là cân nhắc yếu tố mở rộng của phần mềm MES. Chức năng này được thể hiện ở chỗ khi khối lượng và phạm vi công việc được mở rộng, MES vẫn có khả năng đối phó và thực hiện tốt. Nó có thể xử lý các thay đổi về mức độ tự động hóa, độ phức tạp, thay đổi quy trình và tăng trưởng khối lượng sản xuất mà không ảnh hưởng tới bất kì chu trình hoạt động của phần mềm.

he-thong-dieu-hanh-san-xuat
MES đóng vai trò quan trọng trong mô hình nhà máy thông minh

Ngoài ra, khi khối lượng người dùng và quy mô doanh nghiệp phát triển, yêu cầu của phần mềm cũng phải mở rộng. Xây dựng một phần mềm mới hoàn toàn sẽ không phải lựa chọn tối ưu, thay vào đó là phát triển thêm từ những module sẵn có của MES. Do đó doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng về khả năng mở rộng khi doanh nghiệp quyết định triển khai hệ thống về điều hành sản xuất.

  1. Bảo mật hệ thống

Bởi dữ liệu là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, khi triển khai phần mềm MES, doanh nghiệp cần chú trọng tới khả năng bảo mật hệ thống mà phần mềm đem lại.

Cần chọn lựa một hệ thống điều hành sản xuất có khả năng tạo ra chu trình khép kín với tất cả các khâu cần thiết cho công tác hỗ trợ sản xuất. Tránh tối đa việc rò rỉ dữ liệu không đáng có xảy ra. Ngoài ra, doanh nghiệp nên yêu cần bên triển khai thiết lập giao diện chính của MES có phân quyền truy cập cho mỗi cá nhân sử dụng, cũng như lưu lại lịch sử truy cập hệ thống hay hoạt động sửa chữa các thông số. Từ đó dễ dàng kiểm soát được chính dữ liệu trong doanh nghiệp, đảm bảo không có sai sót xảy ra.

Đọc thêm: Quản lý kho bằng QR code / Barcode: Nhanh chóng, hiệu quả, chính xác

  1. Tính mở của hệ thống

Tính mở của hệ thống được đánh giá thông qua các lớp tham số hóa quy trình nghiệp vụ, giúp doanh nghiệp mở rộng quy trình quản lý của mình khi cần. Tính mở còn thể hiện trong khả năng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trong hệ thống.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố khi triển khai phần mềm MES đó là: Khả năng tích hợp MES với những phần mềm tối ưu khác? Khả năng tích hợp IoT và Cloud? Khả năng thông minh hóa và ứng dụng AI như thế nào? Đây đều là những tính năng quan trọng và vô cùng cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt trong kỷ nguyên nhà máy thông minh thời đại số.

he-thong-dieu-hanh-san-xua
Khả năng tích hợp MES với các phần mềm khác là yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc

Đọc thêm: Tại sao ứng dụng IoT trong công nghiệp là bài toán sống còn của doanh nghiệp sản xuất

  1. Giao diện thông minh

Ngày nay, xu hướng của công nghệ hiện đại đang được nhân rộng ra khắp nơi, các thiết bị thông minh cầm tay nhỏ gọn có kết nối internet trở nên phổ biến. Tích hợp những công cụ quản lý như hệ thống điều hành sản xuất vào thiết bị di động đang là xu hướng cho các nhà lập trình hiện nay đổi mới chính mình.

Với những thiết bị dễ dàng mang theo, người quản lý có thể giám sát công việc từ xa chỉ với vài thao tác để cập nhật dữ liệu cũng, từ đó dễ dàng theo dõi mọi hoạt động đang diễn ra. Nhờ vậy, công việc quản lý trở nên hiệu quả hơn với những kế hoạch hay phương án triển khai phù hợp và kịp thời với bất cứ các biến động xảy ra. Đó là lý do vì sao người quản trị doanh nghiệp lựa chọn sự linh hoạt của phần mềm là sự ưu tiên hàng đầu.

  1. Dịch vụ hỗ trợ của nhà tích hợp

Mức độ và cam kết hỗ trợ là một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn triển khai các hệ thống điều hành sản xuất. Các chính sách hỗ trợ cần được đảm bảo trong và sau quá trình thực hiện dự án, bởi sẽ rất khó khăn nếu đến khi vận hành chính thức lại xảy ra các sai sót.

he-thong-dieu-hanh-san-xuat
Mức độ và cam kết hỗ trợ là một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn triển khai

Một nhà cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt phải có ít nhất 4 chính sách hỗ trợ là:

  • Chính sách tư vấn: một nhà cung cấp giải pháp MES chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ biết thế nào là quy trình tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn và tư vấn được cho doanh nghiệp về quy trình quản lý phù hợp. Dù phía bạn đã có quy trình quản lý hay chưa thì việc tìm được nhà cung cấp có khả năng tư vấn quy trình cũng rất quan trọng.
  • Chính sách hỗ trợ triển khai MES: dịch vụ hỗ trợ khách hàng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như lỗi phần mềm, hiểu sai quy trình, khách không hiểu cách dùng,… Do đó, dịch vụ hỗ trợ online hay offline đều là cần thiết.
  • Chính sách đào tạo trước khi vận hành: nhà cung cấp cũng cần đảm bảo có chương trình hỗ trợ đào tạo, huấn luyện từ cơ bản đến chuyên sâu cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách sử dụng, vận hành của hệ thống. Bởi ERP là một phần mềm về công nghệ tân tiến, rất khó để vận hành nếu chưa được hiểu rõ.
  • Chính sách bảo hành MES: dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi dự án kết thúc là vô cùng quan trọng. Đôi khi sẽ có những trục trặc xảy ra, và khi đó nhà cung cấp phải có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.

Đọc thêm: Quản lý nhà phân phối, điểm bán với phần mềm DMS

  1. Cân nhắc yếu tố chi phí

Vấn đề dễ thấy khi doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ tiên tiến đó là chi phí cần bỏ ra quá lớn. Một số chi phí có thể nhắc tới đó là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu hay phí duy trì hệ thống.

  • Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng: Để tạo ra một nền tảng cho phép các thiết bị giao tiếp tự do, doanh nghiệp cần tạo ra một cấu trúc kết nối có tính bền vững. Đó là một khoản chi phí lớn khiến cho các doanh nghiệp còn rụt rè khi áp dụng hệ thống điều hành sản xuất vào quá trình sản xuất và quản lí của mình.
  • Chi phí kết nối dữ liệu: MES dựa vào khả năng kết nối dữ liệu phủ trên diện rộng nhằm giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Do đó vật tư sử dụng nhằm đảm bảo khả năng kết nối là rất lớn. Không chỉ vậy, lỗi phần mềm, sự cố máy chủ, độ trễ mạng và các thách thức về cơ sở hạ tầng cũng có thể làm tăng chi phí liên quan gấp 10 lần. Do đó chi phí kết nối rất khó để dự đoán và sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • Chi phí duy trì hệ thống: Sai sót hay khó khăn khi sử dụng luôn xảy ra, nhất là khi doanh nghiệp không có một kế hoạch rõ ràng ở giai đoạn đầu khi phát triển sản phẩm, điều đó khiến cho kỹ thuật viên phải xuất hiện thường xuyên và trực tiếp sửa chữa, đây chính là một khoản phí thường trực và vô cùng đắt đỏ.

Đọc thêm: Tại sao cần áp dụng Hệ thống MES trong nền sản xuất 4.0?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S