Bài toán triển khai giải pháp ERP cho DN vừa và lớn

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sản xuất không xuất hiện ở thời điểm mới thành lập. Bài viết dưới đây đề cập đến 3 vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi triển khai giải pháp ERP.

Thay thế hoàn toàn hệ thống quản trị cũ – Nên hay không?

Nhiều công ty sản xuất vừa và lớn đã tồn tại trước khi có các giải pháp phần mềm toàn diện. Các công ty này duy trì hoạt động kinh doanh của họ bằng cách sử dụng một số giải pháp phần mềm rời rạc với rất nhiều nhược điểm như: không được tích hợp tốt; tiêu tốn nhiều chi phí; khó bảo trì; kém thân thiện với người dùng. Điểm yếu lớn nhất của các phần mềm thế hệ cũ này là tạo ra một lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc rất khó để kết hợp và thực hiện nghiệp vụ dự đoán. Vì vậy, thay đổi là yêu cầu bắt buộc. Nhưng liệu có nên thay thế hoàn toàn hệ thống cũ bằng giải pháp ERP mới không?

giải pháp erp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp

Ai cũng biết rằng, đối với các doanh nghiệp lớn, ngay cả những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể tàn phá quy trình hoạt động vốn đang hoạt động ổn định. Đó là chưa kể đến việc một sự thay thế trên quy mô hệ thống là một quá trình dài. Trong thời gian này, môi trường kinh doanh của công ty có thể trải qua những thay đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược của công ty nói chung và chiến lược công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng. Để tránh tình trạng này, tất cả các dự án chuyển đổi nên được thực hiện nhanh nhất có thể, bất kể quy mô của công ty là lớn hay nhỏ. Áp lực này có thể trở thành gánh nặng với nguồn lực cả chi phí lẫn nhân sự trong doanh nghiệp.

Khó khăn là thế nhưng tính ưu việt của việc thay thế hoàn toàn hệ thống ERP cũ bằng giải mới tiên tiến và hiện đại hơn là không thể phủ nhận. Nó sẽ giúp quản lý thống nhất trên cùng một hệ thống, không mất thời gian kết nối giữa các hệ thống với nhau, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Hệ thống mới cũng áp dụng những giải pháp công nghệ mới nhất, có thể giải quyết không chỉ những vấn đề thực tại trong hoạt động sản xuất mà còn các vấn đề phát sinh trong tương lai.

Khả năng chuyên môn hóa của giải pháp ERP theo lĩnh vực

Trong những năm gần đây, khả năng chuyên môn hóa theo lĩnh vực đã trở thành một trong những yếu tố quyết định việc lựa chọn của khách hàng đối với một hệ thống ERP, nhất là trong lĩnh vực sản xuất. Lý do là bởi, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề lại có một quy trình nghiệp vụ khác nhau và không phải hệ thống ERP nào phù hợp với ngành nghề này thì sẽ hoạt động tốt với các ngành nghề khác.

Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hơn, việc tùy chỉnh một hệ thống ERP cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn bởi quy mô của tổ chức, số lượng trang web, quy trình và người dùng. Nếu ngay từ đầu, nếu lựa chọn phần mềm không tương thích hoặc phải mất thời gian điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù ngành thì không chỉ dẫn tới tình trạng cạn kiệt các nguồn lực của công ty, mà còn làm trầm trọng thêm sự phức tạp về hậu cần trong việc xác định, thử nghiệm và thực hiện các quy trình kinh doanh mới trên toàn bộ hệ thống.

Hơn nữa, các tổ chức triển khai giải pháp ERP với cấu trúc quy trình kinh doanh có thể thích ứng phù hợp với đặc thù ngành dọc sẽ cho phép chia sẻ ý tưởng và thông tin giữa các đơn vị kinh doanh và phân ngành riêng biệt của công ty, từ đó tạo điều kiện cho việc chuyển đổi kinh doanh. Các thuộc tính quan trọng khác bao gồm giao diện người dùng dễ học và không khó hiểu với logic hợp lý, cùng với khả năng người dùng sửa đổi màn hình, tài liệu hiện có và luồng vật liệu.

Đọc thêm: Doanh nghiệp có nên sử dụng phần mềm ERP miễn phí

Hạn chế của cơ sở hạ tầng CNTT

Mặc dù các giải pháp phần mềm ERP hoạt động dựa trên điện toán đám mây ngày nay có thể mang lại rất nhiều lợi thế so với các hệ thống tại cơ sở, các doanh nghiệp lớn chần chừ khi quyết định chuyển dịch theo hướng này. Lý do là bởi, trong quá khứ họ đã đầu tư nguồn lực tài chính và thời gian đáng kể vào hệ thống cơ sở hạ tầng vật lý được triển khai trước đó.

giai phap erp

Không phải hệ thống IT nào cũng đáp ứng được việc tiếp nhận giải pháp ERP

Thường trong các trường hợp này, chiến lược của doanh nghiệp sẽ là theo hướng giữ lại các thành phần chức năng và dần dần chỉ thay thế các thiết bị lỗi thời hoặc không hoạt động. Tuy nhiên, việc này cần phải được cân nhắc rất kỹ xem liệu hệ thống cơ sở hạ tầng vốn có của công ty có thể đáp ứng được nhu cầu vận hành hệ thống ERP tối tân cùng với các phiên bản nâng cấp của nó trong tương lai không. Cần phải nhớ rằng, áp dụng ERP là câu chuyện lâu dài vì vậy một quyết định sai lầm chắc chắn sẽ dẫn gây ra tổn thất rất lớn về tài nguyên của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Điểm danh 6 khó khăn khi triển khai ERP

Áp dụng Giải pháp ERP là yêu cầu sống còn của các doanh nghiệp sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực nội tại để có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Việc cân nhắc các yếu tố kể trên có thể là một gợi ý cho người lãnh đạo khi đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có một cách khác dễ dàng hơn cho người quản lý là sử dụng hệ thống ERP chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

ITG Việt Nam là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng giải pháp ERP. Sản phẩm của chúng tôi được xây dựng chuyên sâu theo ngành (Bao bì, Dược phẩm, Cơ khí, v..v…) và được “thửa riêng” cho phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. ITG tự hào 3 năm liên tiếp đứng trong Top 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ: 0986.196.838

    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S