Tổng hợp các bước bán hàng hiệu quả giúp kinh doanh thành công

Đối với nhiều chủ doanh nghiệp lần đầu bán hàng bao giờ cũng đầy thách thức với hàng hoạt các vấn đề cùng nảy sinh: Làm thế nào để tiếp cận khách hàng? Làm thế nào để thuyết phục họ mua hàng? Xử lý thế nào khi học từ chối,…chính là những câu hỏi khó cho doanh nghiệp. Với các bước bán hàng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh sinh lời và hiệu quả.

Các bước bán hàng hay một quy trình bán hàng được hiểu là trình tự các bước trong một quá trình bán hàng được thực hiện theo quy định của từng doanh nghiệp. Quá trình bán hàng mang tính chất bắt buộc theo những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể trong hoạt động quản trị bán hàng của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một quy trình với một đặc thù riêng theo đó là với những lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng về cơ bản thì hầu như các bước bán hàng của một doanh nghiệp thường được thực hiện qua 7 bước được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

>>>Đọc thêm: Đập vỡ phễu lọc khách hàng – Bí mật tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp

  1. Lên kế hoạch và chuẩn bị

Đây là một bước quan trọng cần phải có đầu tiên trong các bước bán hàng cơ bản mà khi thực hiện kế hoạch cần phải có. Trước tiên, doanh nghiệp cần phải xác định rõ chỉ tiêu kinh doanh và khách hàng mục tiêu cần phải hướng đến. Từ đó, xây dựng được kế hoạch bán hàng phù hợp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả bán hàng, doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề khác như:

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng như: báo giá, card visit, giấy giới thiệu,…
  • Thông tin về sản phẩm, ưu nhược điểm của sản phẩm so với đối thủ trên thị trường cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • tác phong doanh nghiệp, nắm bắt tâm lý khách hàng,
  • Xác định khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp cần hướng đến thông qua hành vi, đặc điểm, sở thích thông qua các trang mạng xã hội, khảo sát thực tế, hay quảng cáo,…
  • Lên kế hoạch bán hàng chi tiết, thời gian cụ thể, địa điểm tiếp cận và thiết lập cuộc hẹn.
  1. Chọn lọc khách hàng mục tiêu

Xây dựng khách hàng tiềm năng, loại bỏ những khách hàng không có cơ hội bán hàng. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian công sức, tiền bạc để liên lạc với các khách hàng không phù hợp với yêu cầu. Lúc này doanh nghiệp có thể liên lạc với nhóm khách hàng triển vọng thông qua điện thoại hoặc email marketing để chăm sóc khách hàng tiềm năng và xác định thiết lập lịch hẹn.

các bước bán hàng

  1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Trong bước này nếu muốn thuyết phục khách hàng thành công doanh nghiệp cũng như nhân viên bán hàng phải tìm hiểu kỹ và chính xác thông tin của khách hàng từ đó có cách tư vấn trình bày, dẫn dắt câu chuyện phù hợp. Khi khách hàng chịu lắng nghe, quan tâm đến sản phẩm của mình thì những gì nhân viên tư vấn trình bày đã đạt được 50% thành công trong một quy trình của các bước bán hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có chiến lược tiếp cận với từng đối tượng cụ thể dựa trên nhu cầu của họ.

>>>Đọc thêm: Cách quản lý kho hàng hiệu quả mà bạn nhất định phải biết

  1. Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ là một trong các bước bán hàng quan trọng của nhân viên tư vấn quyết định nhiều đến sự thành công của kế hoạch đề ra. Với bước này doanh nghiệp nên giới thiệu những ưu điểm và thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ và những lợi ích mà khách hàng nhận được khi họ quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Mặt khác, để quy trình bán hàng hiệu quả nhân viên tư vấn hãy giới thiệu các chương trình khuyến mãi cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu đãi. Đồng thời hãy tiếp nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình.

các bước bán hàng

  1. Giải đáp thắc mắc, phản hồi của khách hàng

Trên thực tế, có thể những trường hợp khi giới thiệu về sản phẩm không thể khiến cho khách hàng hài lòng hoàn hoàn toàn 100%, ngay cả khi họ đã có quyết định đồng ý sử dụng sản phẩm thì vẫn có những ý kiến phản đối. Từ đó là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hãy luôn giữ thái độ vui vẻ, thân thiện và đúng mục với khách hàng. Hãy tiếp nhận những ý kiến đúng đắn, khắc phục những nhược điểm nếu có và phủ nhận hợp lý về những ý kiến phản đối không đúng,…

  1. Thống nhất đơn hàng và ký hợp đồng

Chốt đơn hàng có thể xem là bước gần như cuối cùng trong quy trình các bước bán hàng cơ bản. Nhân viên bán hàng cần phải có cái nhìn chính xác như lời nói, của chỉ, những lời nhận xét, ý kiến của khách hàng về sản phẩm để xác nhận ra những tín hiệu kết thúc đơn hàng từ người mua. Hoặc cách khác chính là đưa ra những câu hỏi mở để kích thích người mua kết thúc đơn hàng.

  1. Chăm sóc khách hàng

Sau khi hoàn thành việc chốt đơn hàng và ký hợp đồng bước cuối cùng trong quy trình các bước bán hàng chính là doanh nghiệp hãy lập ngay kế hoạch giữ chân khách hàng cũ và biến họ thành khách hàng thân thiết của cửa hàng. Đừng quên 80% doanh thu có được là nhờ vào khách hàng trung thành. Hãy hỏi thăm qua điện thoại để lấy ý kiến về sản phẩm, tặng quà nhân ngày sinh nhật khách hàng,… để họ cảm thấy sự gắn kết giữa người bán và người mua. Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp củng cố chắc chắn sự hài lòng từ đối tác và duy trì mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và bền vững.

Tóm lại, với các bước bán hàng được chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp bộ phận nhân viên bán hàng nói riêng và giúp doanh nghiệp nói chúng sẽ có một chiến lược thuyết phục người mua một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt trong thời buổi thị trường cạnh tranh và khách hàng có nhiều sự lựa chọn như thời buổi hiện nay.

>>>Xem thêm: Học hỏi bí quyết quản trị doanh nghiệp từ Jack Ma


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S