Tìm hiểu về quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự là một công việc đòi hỏi sự linh động, sáng tạo của người quản trị bởi nhân sự là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là gợi ý để xây dựng một quy trình quản trị nhân sự hiệu quả:

quan-ly-nhan-su
Quản trị nhân sự là một bài toán khó cần có quy trình hợp lý

  • Bước 1: Xây dựng một hệ thống quản trị

Bất cứ công việc nào khi triển khai cũng cần có quy trình rõ ràng, đặc biệt trong quản lý nhân sự. Bởi việc có một quy trình quản lý như vậy sẽ giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn nguồn lực quan trọng nhất của chính mình.

Một hệ thống quản trị nhân sự đầy đủ sẽ bao gồm thông tin của nhân viên đang làm việc cũng như theo dõi chế độ phúc lợi của từng cá nhân. Các dữ liệu này sẽ được lưu trữ thành những tập hồ sơ. Công việc lưu trữ trên là khâu quan trọng, đảm bảo người quản lý luôn nắm bắt rõ nhân viên của mình, cũng như mỗi cá nhân đang làm việc cũng sẽ được đảm bảo quyền lợi mà mình được nhận trong quá trình làm việc.

  • Bước 2: Có một quy trình tuyển dụng nhân sự thông minh

Công việc quản lý nhân sự hiệu quả bao gồm cả việc doanh nghiệp xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân sự thông minh. Hệ thống tuyển dụng này sẽ bao gồm các bước phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp, như:

  • Tuyển dụng phỏng vấn nhân sự
  • Kế hoạch đào tạo và sự phân chuyển tới các phòng ban
  • Chế độ đãi ngộ, lương thưởng
  • Thông báo nội quy, văn hóa được áp dụng tại doanh nghiệp

Vì nhân sự là trái tim, lực lượng nòng cốt của mỗi doanh nghiệp, cho nên tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng cần được cân nhắc và xây dựng hợp lý, đảm bảo chọn ra được những ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng nhân sự?

  • Bước 3: Mô tả công việc rõ ràng và phân công phù hợp cho từng nhân sự

Khi có một quy trình làm việc cụ thể, nhân viên sẽ có những định hướng nhanh và chính xác hơn với nhiệm vụ được giao. Việc được người quản lý miêu tả công việc cụ thể sẽ giúp nhân viên có sự chuẩn bị trước cả về tâm lý lẫn cách thức làm việc. Bởi bản thân đã được nắm rõ cách thức khai thác công việc.

Không chỉ nhân viên thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn, người quản lý cũng dễ dàng trong việc theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả của nhân viên. Đặc biệt, với các công ty chia nhóm làm việc, mỗi thành viên sẽ không bị chồng chéo công việc của nhau mà vẫn đảm bảo thực hiện đủ các đầu mục công việc cần làm.

Quản lý nhân sự không chỉ dừng ở việc mô tả, định hướng công việc rõ ràng cho mỗi người, mà còn là biết phân công công việc phù hợp với mỗi cá nhân. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp yêu cầu người quản lý biết được năng lực của từng nhân viên, hiểu rõ đâu là điểm mạnh của họ và đâu là công việc phù hợp. Từ đó mới có thể có một kế hoạch phân công công việc hợp lý và nâng cao năng lực của từng người trong quá trình làm việc.

quan-ly-nhan-su
Khâu tuyển dụng cần được bảo đảm nhằm tìm ra ứng viên phù hợp

Đọc thêm: Công việc quản lý nhân sự : 8 điều cần làm

  • Bước 4: Đặt ra mục tiêu làm việc và có tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Mục tiêu là động lực thúc đẩy của bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp nhân viên có quyết tâm trong công việc để tạo ra hiệu quả hơn. Doanh nghiệp càng có mục tiêu rõ ràng, lợi ích nhận được sẽ càng lớn. Vì thế mỗi bộ phận, mỗi phòng ban nên lập ra bảng đánh giá công việc theo từng giai đoạn thời gian, vừa để người quản lý trực tiếp biết được hiệu quả công việc của nhân viên đến đâu, vừa để đánh giá mức độ công việc hoàn thành ra sao.

Một yếu tố cần có trong công việc quản lý nhân lực của mỗi doanh nghiệp đó là có những thước đo thành tích cụ thể. Tùy vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ có những đánh giá phù hợp với cách thức hoạt động doanh nghiệp đó. Không chỉ đơn thuần là phần thưởng nhận được cho sự cố gắng của mỗi cá nhân, còn là thước đo cho biết mình đang ở đâu và phân loại với những nhân viên khác. Điều này sẽ khích lệ rất lớn cho nhân viên nỗ lực để đạt hiệu quả cao.

Đọc thêm: KPI : thước đo đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên

Làm sao để tinh gọn quy trình quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp?

quan-ly-nhan-su
Thời đại công nghệ số, sẽ thật lạc hậu nếu như vẫn bảo thủ duy trì những phương thức quản lý cũ

Thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn 4 bước để quản lý nhân sự hiệu quả tùy thuộc vào mục đích hoạt động của họ. Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô nhân sự càng lớn, thì vấn đề gặp phải sẽ càng nhiều, nhất là khi các công đoạn quản lý bị tách ra rời rạc và đơn lẻ. Hơn thế nữa, trong thời đại công nghệ số, bạn sẽ dễ dàng trở nên lạc hậu nếu như vẫn bảo thủ duy trì những phương thức quản trị nhân sự cũ. Để công việc quản lý được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng hơn, phần mềm quản lý chính là một trong những giải pháp quan trọng để bạn đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình làm việc của nhân viên.

HRM là phần mềm quản trị nguồn nhân lực hiệu quả trong doanh nghiệp được tin dùng với khả năng tối ưu các vấn đề nhân lực của doanh nghiệp. Với những tính năng nâng cao và ngày càng hoàn thiện theo nhu cầu hiện đại, phần mềm quản lý nhân sự HRM chắc chắn là chìa khóa cho thành công của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Review về phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM

Kết

Có rất nhiều bí quyết để đảm bảo quá trình vận hành nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp, tuy nhiên ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là một xu thế tất yếu để hội nhập thời kỳ 4.0. Để có thể tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về phần mềm HRM bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0986.196.838


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng


    Họ tên*
    Email*
    Số điện thoại*
    Tên doanh nghiệp*:
    Ngành/lĩnh vực*:
    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    So sánh ERP tùy biến và ERP tùy chỉnh

    Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một hệ thống ERP phù hợp, bạn có thể sẽ bắt gặp hai thuật ngữ ERP tùy biến (Customization) và ERP tùy chỉnh (Configuration) Mặc dù hai thuật ngữ này dường như là một khái niệm tương đồng, song chúng lại khác
    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho bãi là một thành phần vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics. Do đó, nhằm đáp ứng tốt những biến chuyển của một nền kinh tế hiện đại và phát triển nhanh chóng cùng xu
    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Qua 27 năm nghiên cứu và phát triển bởi Taiichi Ohno và Eiji Toyoda, hệ thống TPS hay Toyota Product System đã được thành lập và sử dụng rộng rãi bởi các nhà sản xuất trên thế giới hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống TPS qua bài
    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO) là người đứng đầu của nhà máy. Họ cũng coi là một đầu tầu, mỗi một quyết định của họ có thể ảnh hưởng rất lớn đến một doanh nghiệp. Vậy bí quyết để trở thành một giám đốc sản xuất
    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Trong quá trình điều hành và thực hiện sản xuất thường ngày, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau mà không thể biết một cách chính xác tương lai sẽ xảy ra như thế nào. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như