Thực tiễn triển khai ERP tại công ty dược phẩm Johnson & Johnson

Johnson & Johnson là một công ty dược phẩm, thiết bị y tế và đóng gói hàng hóa tiêu dùng của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1886. Với quy mô rộng lớn tại mỗi cơ sở, làm thế nào để J&J có thể kiếm soát toàn bộ chuỗi cung ứng cũng nhưng kinh doanh sản xuất của mình? Triển khai ERP chính là chìa khóa giải đáp cho vấn đề này của một trong những công ty dược phẩm lớn hàng đầu thế giới.

>>>Đọc thêm Khởi động dự án 3S ERP .iPHARMA, tầm nhìn giải pháp nhà máy dược phẩm thông minh tại TRAPHACO CNC

Triển khai ERP trong Công ty Dược phẩm Johnson & Johnson

Theo như lời khẳng định trên bài viết “Vai trò của công nghệ thông tin thúc đẩy nhu cầu tăng tốc độ trong các doanh nghiệp lớn về chăm sóc sức khỏe”, được đăng bởi Dan Roberts và Brian P. Watson trên CIO.com, công nghệ tiên tiến đang thúc đẩy những cơ hội mới trong nhiều ngành, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Các doanh nghiệp đã và đang tìm hiểu những lợi ích từ công nghệ hiện đại thay vì tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thông thường.

Trong đó, phải kể đến gã khổng lồ Johnson & Johnson (J&J), tập đoàn này đang tìm cách khai thác triệt để các công nghệ để gia tăng giá trị và hiệu quả thay vì hệ thống quản lý và sản xuất thông thường kém hiệu quả hơn đó là lý do giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hiện đại trở thành công cụ cũng như giải pháp để giải quyết các quy trình và thách thức cụ thể phải đối mặt trong doanh nghiệp.

Một trong những mục tiêu của McGuigan là xây dựng ‘điều tra dân số’ về dữ liệu bệnh nhân, chẳng hạn như lịch sử bệnh nhân và các phương pháp điều trị, đồng thời sử dụng phân tích dữ liệu để cải thiện kết quả và chăm sóc bệnh nhân. Một mục tiêu khác là sử dụng in 3D để cung cấp các sản phẩm tốt hơn tại địa điểm chăm sóc. Trong suốt gần 10 năm triển khai ERP vào thực tiễn, mọi mặt trong sản xuất cũng như kinh doanh của J&J đã đặt được nhưng thay đổi đáng kể. McGuigan đã tìm thấy sự hỗ trợ to lớn cho những nỗ lực này khi khám phá ra cách công nghệ ngày nay có thể mang lại lợi thế cạnh tranh tại 265 công ty hoạt động tại hơn 60 quốc gia.

Đặc biệt, khi tập đoàn toàn cầu này muốn mở rộng kinh doanh B2B, thì ERP là công cụ hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cashman và Tejal Raoof, người đứng đầu chương trình về công nghệ thương mại điện tử của Johnson & Johnson vào năm 2015, đã mô tả tại một hội nghị công nghệ phần mềm hybris gần đây về các bước đưa lên sàn thương mại điện tử các thiết bị y tế, dược phẩm và các sản phẩm dược bán lẻ không kê đơn như thuốc giảm đau Tylenol và băng sơ cứu. Dự án là một phần của kế hoạch kéo dài nhiều năm nhằm nâng cấp và củng cố mạng lưới hoạch định nguồn lực doanh nghiệp phân tán rộng rãi của công ty hoặc hệ thống ERP, hệ thống và các trang web thương mại điện tử B2B. Hệ thống ERP bao gồm các ứng dụng kinh doanh để quản lý các hoạt động như hàng tồn kho, hồ sơ khách hàng và kế toán tài chính. Giải pháp này tích hợp với các trang thương mại điện tử để cập nhật hồ sơ khách hàng, tài chính và hàng tồn kho khi khách hàng đặt hàng trực tuyến. Chính nhờ chiến lược triển khai ERP lâu dài như vậy, J&J không chỉ là ông lớn trong ngành dược mà còn là đối thủ đáng gờm trên thị trường bán lẻ trong lĩnh vực này.

>>>Đọc thêm: IoT: tương lai của của ngành sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế

Lý do tại sao ERP nên được áp dụng tại doanh nghiệp dược phẩm

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất và bán hàng, doanh nghiệp cần một giải pháp công nghệ mang đến những tính năng cơ bản như MRP, quản lý nhà cung cấp và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, tài chính, quản lý khách hàng, báo cáo. Tuy nhiên, với những phức tạp và đòi hỏi đặc biệt trong ngành dược, doanh nghiệp đặc biệt cần đến ERP bởi nó có thể đáp ứng các tính năng quan trọng khác, chẳng hạn như:

  • Quản lý, theo dõi, kiểm soát và bảo mật các công thức chế tạo

Sự thành công của một nhà sản xuất dược phẩm bắt đầu và kết thúc với các công thức chế xuất. Do đó, hệ thống ERP cần được sử dụng để tạo và bảo vệ loại tài sản quan trọng này. Hệ thống ERP trong sản xuất dược phẩm phải có khả năng ghi lại các thành phần dược khác nhau, cách bảo quản của chúng, quy trình sản xuất, giá trị pH, kích thước hạt và nhiều hơn nữa – cùng với khả năng xem xét nó tại bất kỳ thời điểm nào.

Ngoài ra, hệ thống sẽ cần theo dõi bất kỳ sửa đổi nào được thực hiện đối với công thức, chia tỷ lệ thành từng đợt và hơn thế nữa. Hơn nữa, hệ thống cho phép doanh nghiệp thiết lập các giới hạn bảo mật để đảm bảo rằng chỉ những người dùng có thẩm quyền thực hiện thay đổi mới có thể làm như vậy.

  • Quản lý & Kiểm soát Hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là một tính năng cơ bản của bất kỳ hệ thống ERP nào, nhưng hãy đảm bảo rằng hệ thống cho phép doanh nghiệp tuân theo phương pháp FEFO (hết hạn trước, xuất trước) để quản lý hàng tồn kho.

Tương tự như hệ thống kiểm kê FIFO và LIFO được sử dụng bởi các nhà sản xuất khác, một hệ thống hỗ trợ FEFO cho phép doanh nghiệp kiểm tra nguyên liệu nào sẽ hết hạn sử dụng trước. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng kịp thời để đảm bảo sản phẩm an toàn và hiệu quả cũng như loại bỏ lãng phí.

  • Duy trì minh bạch trong sản xuất và khả năng truy xuất nguồn gốc

Hệ thống ERP được lập trình có thể giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động sản xuất và cung cấp thông tin toàn diện để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đường đi của sản phẩm trong quá trình sản xuất và điểm đến cuối cùng của nó. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch thu hồi trực tiếp vào hệ thống, độ chính xác của dữ liệu và khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, lập tài liệu và truy xuất kết quả thử nghiệm về thành phần và thành phẩm…. Sự minh bạch như vậy đối với các nguyên vật liệu rất quan trọng để kiểm soát chất lượng và thu hồi, nếu tình huống cần thiết.

  • Kiểm soát chất lượng

Sản xuất dược phẩm chất lượng cao, nhất quán tuân thủ các quy định là một yếu tố thành công quan trọng khác cho các công ty sản xuất trong ngành này. Với giải pháp ERP, doanh nghiệp có theo dõi từng bước của quy trình và thử nghiệm kiểm soát chất lượng, theo dõi kết quả và thực hiện hành động khắc phục nếu có.

>>>Đọc thêm: Tổng quan về giải pháp ERP cho ngành dược phẩm

Kết

Thực tế cho thấy, càng tại những doanh nghiệp lớn, yêu cầu ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý lại càng lớn. Chính vì vậy, việc triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp dược là xu hướng toàn cầu và là nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn về ERP, hãy liên lạc với ITG qua Hotline 092.6886.955.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S