Tại sao nên chọn giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành bao bì?

Ngành sản xuất bao bì của Việt Nam hiện nay là một trong những ngành ngành có tiềm năng phát triển cực kì cao, đặc biệt còn được xem như là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa lĩnh vực này còn đang thu hút đầu tư từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Dưới sức ép ngày càng lớn, các doanh nghiệp Việt luôn cố gắng tìm ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình kinh doanh của mình. Trong số đó, việc triển khai hệ thống ERP chuyên sâu đang là cứu cánh hữu hiệu cho ngành bao bì.

>>>Đọc thêm: Câu chuyện thành công của doanh nghiệp bao bì bỏ giải pháp ERP ngoại ứng dụng phần mềm việt

Tiềm năng phát triển của ngành bao bì Việt Nam

Mặc dù bao bì là ngành công nghiệp phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất, nhưng chúng lại giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của kinh tế. Các sản phẩm bao bì với nhiều đặc trưng riêng không chỉ giúp bảo quản, tạo sự tiện lợi cho sản phẩm mà còn có thể tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Tập đoàn SPG Media – trị giá ngành công nghiệp bao bì toàn cầu, đạt khoảng 424 tỷ USD. Trong đó ngành bao bì châu Á chiếm 27%, châu Âu 30% và Bắc Mỹ là 28%.

Tại Việt Nam, tống kê sơ bộ cho thấy bao bì đóng gói thực phẩm chiếm 30% – 50%, điện-điện tử chiếm 5-10%, hóa dược phẩm từ 5-10%. Sự phát triển của ngành hàng thực phẩm của Việt Nam là tác nhân thúc đẩy lĩnh vực Bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%/năm, riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm và chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu ngành nhựa (38-39%). Năm 2019, tổng lượng tiêu thụ của ngành giấy đạt 3.818 triệu tấn, trong đó sản xuất giấy làm bao bì chiếm khoảng trên 80%, giá trị xuất khẩu tăng mạnh đạt 641.000 tấn. Theo báo cáo hoạt động của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, doanh thu ngành nhựa đạt 17,58 tỷ USD, vẫn duy trì được sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó sản phẩm túi nhựa được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt 894 triệu USD.

Có thể nói rằng sản xuất bao bì đang là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên đứng trước những thách thức thời cuộc, liệu các doanh nghiệp Việt sản xuất theo cách truyền thống có đủ sức cạnh tranh hay không?

Sức ép cạnh tranh buộc doanh nghiệp sản xuất bao bì phải chuyển mình

Ngành sản xuất bao bì Việt Nam hiện nay là một trong những ngành có sức cạnh tranh vô cùng lớn do ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Thái Lan,… được hình thành và phát triển. Chỉ tính riêng trong 2 năm là 2018 và 2019, đầu tư FDI vào ngành bao bì giấy Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đang chiếm hơn 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam.

Hiện tại, trong nước có trên 300 doanh nghiệp giấy và khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa tham gia sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mẫu mã chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ngoài ra, do tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp bao bì cũng đang gặp nhiều khó khăn với sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Các ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến phân khúc bao bì đóng gói dược phẩm, thực phẩm đóng gói, dán nhãn chất khử trùng, và bao bì xà phòng, chất tẩy rửa và nước rửa tay hiện có nhu cầu cao. Mặt khác, nhu cầu về bao bì cho các sản phẩm sang trọng và công nghiệp có xu hướng giảm.

Chính bởi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các doanh nghiệp hiện nay luôn cố gắng tìm ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình kinh doanh của mình. Từ đó việc triển khai hệ thống ERP chuyên sâu được xem là giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp.

ERP chuyên sâu cho ngành bao bì

>>>Đọc thêm: Câu chuyện ứng dụng ERP của nhà máy sản xuất bao bì là Vendor cấp 1 cho Samsung

Lợi ích khi lựa chọn giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành bao bì

ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, hệ thống ERP là một phần mềm thống nhất, đa chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị toàn diện đầu vào, đầu ra; tới lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát các nghiệp vụ về sản xuất, tài chính, nhân sự…Ngoài ra, ERP còn hỗ trợ cung cấp báo cáo phân tích chuyên sâu và đưa ra các dự báo, giúp cho nhà quản lý hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.

Sự khác biệt lớn nhất giữa ứng dụng phần mềm ERP và áp dụng nhiều phần mềm quản lý riêng lẻ khác như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý kho… là tính tích hợp. ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

Dựa trên nền tảng của hệ thống Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp 3S ERP. Công ty CP Công nghệ ITG đã xây dựng và phát triển giải pháp 3S ERP.iPackaging: giải pháp ERP cho ngành bao bì với nhiều module chức năng đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất đặc trưng cho ngành bao bì.

3S ERP.iPackaging được tích hợp với hệ thống 3S MES và hệ thống IIoT trong quản lý sản xuất trong nhà máy, hướng đến nền công nghiệp 4.0. Một số tính năng tiêu biểu:

  • Lập kế hoạch nguyên vật liệu: Hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hoạt động mua hàng đáp ứng được yêu cầu nhiều biến động của hoạt động sản xuất. Kiểm soát vòng quay hàng tồn kho, chu kỳ nhập hàng, tính toán nhu cầu vật tư phù hợp với từng giai đoạn và đáp ứng kế hoạch sản xuất. Hỗ trợ tra cứu giá, lịch sử giao dịch theo vật tư/ hàng hóa, theo nhà cung cấp à có quyết định mua hàng hiệu quả.
  • Lập kế hoạch sản xuất: Sau khi nhận đơn hàng từ bộ phận kinh doanh. Đơn hàng bán (được duyệt) và chuyển sang cho bộ phận kế hoạch sản xuất. Bộ phận kế hoạch dựa vào số máy móc, tình trạng nhân công của nhà máy và đơn hàng cần giao thể hiện trên phần mềm để lập được kế hoạch sản xuất hợp lý và tối ưu.
  • Lệnh sản xuất: Sau khi lập kế hoạch sản xuất, bộ phận kế hoạch sản xuất lập lệnh sản xuất trực tiếp trên phần mềm. Lệnh sản xuất sẽ chuyển cho người quản lý duyệt. Sau khi Lệnh sản xuất được duyệt, bộ phận kế hoạch sản xuất thực hiện in và chuyển lệnh sản xuất xuống các phân xưởng để tiến hành sản xuất.
  • Xuất kho nguyên vật liệu – thống kê phân xưởng: Trong quá trình thực hiện sản xuất theo các Lệnh sản xuất, cán bộ thống kê phân xưởng căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất theo lệnh sản xuất để lập Phiếu xuất kho nguyên vật liệu đồng thời căn cứ vào các phiếu báo cáo của tổ sản xuất để cập nhật vào phiếu thống kê sản lượng và thống kê sản phẩm hỏng.
  • Kế toán kho: Căn cứ vào các phiếu thống kê sản lượng của các phân xưởng do cán bộ thống kê PX cập nhật, Kế toán tổng hợp lập các phiếu sau:Phiếu nhập kho bán thành phẩm từ phân xưởng sóng, Phiếu xuất kho BTP cho phân xưởng in. Phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành từ phân xưởng in và chế biến
  • Đóng lệnh sản xuất: Khi lệnh sản xuất được thực hiện xong và khớp giữa SL TP theo lệnh sản xuất và SL TP thực tế hoàn thành nhập kho thì Lệnh sản xuất sẽ tự động chuyển sang trạng thái hoàn thành. Nếu lệnh sản xuất thực hiện dở dang hoặc thiếu thành phẩm nhưng đã kết thúc thì CB kế hoạch sản xuất phải thực hiện thao tác “Đóng” lệnh sản xuất thủ công. Kế toán tổng hợp tiến hành đánh giá, phân bổ các loại chi phí để lên giá thành của từng đơn hàng.

>>>Đọc thêm: Tổng quan về phần mềm ERP chuyên sâu cho doanh nghiệp bao bì

Kết luận

Trước những áp lực cạnh tranh cũng như sức ép từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp sản xuất nói chung tại Việt Nam cũng như riêng ngành bao bì đang cần sự đầu tư vào những ứng dụng tiên tiến. Giải pháp được đưa ra cho các doanh nghiệp khác đa dạng hiện nay nhưng không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Để được tư vấn kỹ hơn, doanh nghiệp bạn vui lòng liên hệ với ITG qua Hotline 092.6886.855.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S