Sunhouse bắt tay ITG chuyển đổi số hệ sinh thái gia dụng

(CafeF) – Với mục tiêu trở thành thương hiệu tỷ đô vào năm 2025, Sunhouse đang được tiếp thêm sức mạnh khi bắt tay với ITG Technology, chính thức khởi động chiến lược chuyển đổi số hoạt động sản xuất theo mô hình Nhà máy thông minh cho hệ sinh thái gia dụng của mình, áp dụng đầu tiên với nhà máy nhựa ALUBA thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse.

Hợp lực chuyển đổi số – Nâng tầm “chất Việt”

Bối cảnh hội nhập kinh tế không đơn thuần chắp cánh cho doanh nghiệp phát triển mà còn đem đến nhiều thách thức buộc mỗi doanh nghiệp phải thay đổi sao cho không bị bỏ lại phía sau. Để đón gió vươn mình ra biển lớn, chiến lược của người dẫn đầu “hệ sinh thái gia dụng lớn nhất Việt Nam” – Sunhouse – nhắm đến mở rộng phát triển những nhà máy có hàm lượng công nghệ cao, hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm “tự chủ sản xuất”, đem đến những sản phẩm có chất lượng mang tầm vóc quốc tế.

Đồng điệu trong sứ mệnh phát triển sản phẩm Việt và khát vọng chinh phục thị trường thế giới, ITG với giải pháp Nhà máy thông minh “make in Vietnam” – 3S iFACTORY có sứ mệnh kiến tạo một nền sản xuất thông minh mà trong đó, mỗi hạt nhân của nền kinh tế có thể “làm chủ công nghệ lõi”, gia nhập và có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chia sẻ chung một tầm nhìn, đó cũng chính là sợi dây kết nối Sunhouse – ITG hướng tới mục tiêu ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Việt, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt khách hàng và thị trường trong kỷ nguyên 4.0.

“Chuyển đổi số là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ Covid, Sunhouse chủ động đẩy nhanh quá trình này khi thị trường đang có khoảng nghỉ. Với sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, tôi tin rằng lựa chọn đầu tư vào công nghệ theo mô hình nhà máy thông minh sẽ đưa Sunhouse ra biển lớn.” – Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse chia sẻ.

itg-trien-khai-giai-phap-nha-may-thong-minh-tai-sunhouse

Triển khai nhà máy thông minh theo tiêu chuẩn quốc tế

Nằm trong cụm 08 nhà máy trọng điểm, nhà máy nhựa ALUBA được Sunhouse đầu tư “mạnh tay” với cơ sở hạ tầng có diện tích hơn 4.000m2, cùng 60 cụm máy ép nhựa và robot băng tải, 25 cụm máy dập. Đặc biệt nhất là hệ thống dây chuyền công nghệ và khuôn mẫu hiện đại xuất xứ từ Hàn Quốc đảm bảo công suất lên tới 3.000.000 sản phẩm/tháng. Với mức đầu tư này, ALUBA có thể đáp ứng những đơn hàng lớn – chất lượng cao, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà quan trọng hơn, nhắm tới xuất khẩu ra các nước G7. Do đó, việc chuyển đổi số hoạt động sản xuất là xu thế tất yếu, nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Sunhouse trên hành trình tìm kiếm và chinh phục những khách hàng quốc tế khó tính.

Khi ứng dụng giải pháp 3S iFACTORY, nhà máy nhựa ALUBA của Sunhouse sẽ gia nhập hàng ngũ những nhà máy thông minh tiên phong tại Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn ISA-95 của Hiệp hội Tự động hóa quốc tế. Giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp ALUBA hình thành bức tranh tổng thể về hoạt động vận hành của nhà máy trong thời gian thực (realtime) và đồng thời, có được những phân tích chi tiết về từng mảnh ghép nhỏ trong quá trình sản xuất để đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời.

“Với kinh nghiệm 15 năm tư vấn chuyển đổi số cho các vendor quốc tế, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp sản xuất cần nhất một cánh tay nối dài chạm tới mọi khâu trong toàn bộ quá trình vận hành để có thể kiểm soát tình hình doanh nghiệp từ đầu vào tới đầu ra. Giải pháp 3S iFACTORY ra đời chính là để giải quyết vấn đề đó của doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý có thể “làm chủ hoạt động sản xuất” của mình.” – Ông Nguyễn Xuân Hách – Giám đốc điều hành ITG cho biết.

Theo đó, ứng dụng mô hình nhà máy thông minh sẽ giúp hình thành dòng chảy thông tin xuyên suốt từ xưởng sản xuất đến cấp độ quản trị cao nhất của tập đoàn. Những dữ liệu này sẽ giúp hệ thống nhận diện và khoanh vùng lỗi ngay trên từng công đoạn (WIP) bao gồm IQC – PQC – OQC. Ngoài ra, các dự báo về bất thường mang tính xu hướng cũng là ưu điểm của hệ thống khi hỗ trợ nhà máy nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh khả năng đồng bộ dữ liệu, mô hình này còn giúp các bộ phận chuẩn hóa lại quy trình lõi, giảm tối đa các tác nghiệp trung gian gây lãng phí trong quá trình vận hành sản xuất, thúc đẩy quản trị tinh gọn.

Việc nhanh nhạy trong chuyển đổi số hoạt động sản xuất với bệ phóng là công nghệ với Giải pháp nhà máy thông minh sẽ tạo tiền đề vững chắc để các nhà máy của Việt Nam mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả thị trường Quốc tế.

Nguồn CafeF

Link: https://cafef.vn/sunhouse-bat-tay-itg-chuyen-doi-so-he-sinh-thai-gia-dung-20210704085933124.chn


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng


    Họ tên*
    Email*
    Số điện thoại*
    Tên doanh nghiệp*:
    Ngành/lĩnh vực*:
    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    So sánh ERP tùy biến và ERP tùy chỉnh

    Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một hệ thống ERP phù hợp, bạn có thể sẽ bắt gặp hai thuật ngữ ERP tùy biến (Customization) và ERP tùy chỉnh (Configuration) Mặc dù hai thuật ngữ này dường như là một khái niệm tương đồng, song chúng lại khác
    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho bãi là một thành phần vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics. Do đó, nhằm đáp ứng tốt những biến chuyển của một nền kinh tế hiện đại và phát triển nhanh chóng cùng xu
    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Qua 27 năm nghiên cứu và phát triển bởi Taiichi Ohno và Eiji Toyoda, hệ thống TPS hay Toyota Product System đã được thành lập và sử dụng rộng rãi bởi các nhà sản xuất trên thế giới hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống TPS qua bài
    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO) là người đứng đầu của nhà máy. Họ cũng coi là một đầu tầu, mỗi một quyết định của họ có thể ảnh hưởng rất lớn đến một doanh nghiệp. Vậy bí quyết để trở thành một giám đốc sản xuất
    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Trong quá trình điều hành và thực hiện sản xuất thường ngày, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau mà không thể biết một cách chính xác tương lai sẽ xảy ra như thế nào. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như