Quy trình tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Tính giá thành sản phẩm là một trong những công việc mà kế toán bắt buộc phải nắm chắc. Để việc tính giá thành được nhanh chóng, chính xác thì một quy trình đầy đủ và hợp lý là rất cần thiết. Dưới đây là quy trình tính giá thành với 6 bước cơ bản mà bạn có thể tham khảo.

tinh-gia-thanh-san-pham
Tính giá thành sản phẩm là bài toán khó của mỗi doanh nghiệp

Đọc thêm: Chi phí cho sản phẩm: Bài toán muôn thuở với các doanh nghiệp sản xuất

Quy trình tính giá thành sản phẩm gồm có:

Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất

Tập hợp đầy đủ và chính xác mọi yếu tố tham gia ảnh hưởng vào chi phí sản xuất là khâu quan trọng cho bất kỳ cách tính giá thành sản phẩm nào. Có như vậy, mới đảm bảo việc tính giá thành được chính xác nhất.

Không những vậy, tập hợp chi phí còn giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, từ đó cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Các chi phí để sản xuất ra sản phẩm được tập hợp theo 3 khoản mục chính:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí sản xuất chung.

Bước 2: Phân bổ chi phí

Tại sao cần phải phân bổ chi phí sau khi đã tập hợp các yếu tố ảnh hưởng chi phí với nhau lại? Bởi trong quá trình tính giá cho sản phẩm, sẽ có những chi phí được dùng chung cho nhiều loại sản phẩm. Nội dung của các khoản mục giá thành là một vấn đề hết sức quan trọng, thực chất là việc phân định những chi phí được tính vào giá thành và những chi phí sản xuất không được tính vào giá thành.

Chính vì vậy, chi phí cần phải được phân bổ riêng để tính giá thành từng loại sản phẩm. Chú ý khi phân bổ chi phí để tính giá thành cần dựa vào những tiêu thức hợp lý. Nhờ có sự phân bổ chi phí, mà doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mà mình tiêu hao.

Đọc thêm: Yếu tố ảnh hưởng chi phí triển khai phần mềm ERP?

Bước 3: Áp dụng phương pháp tính giá thành hợp lý cho quy trình tính giá thành

Khi đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau, chủ doanh nghiệp sẽ tùy theo loại hình và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Một số phương pháp chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn đưa vào quy trình của mình:

  • Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
  • Phương pháp hệ số
  • Phương pháp tỷ lệ
  • Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
  • Phương pháp theo đơn đặt hàng
  • Phương pháp tính giá thành phân bước

Tùy thuộc vào từng mô hình, mặt hàng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có phương pháp tính chi phí riêng sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Mỗi phương pháp tính giá thành cho từng loại sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng tồn tại, cho nên doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn.

Bước 4: Xác định số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cần phải xác định rõ số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ khi thực hiện quy trình tính giá thành , lưu ý kế toán các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm dở dang mà còn cần quan tâm đến mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Để có thể có được số liệu về sản phẩm dở dang, kế toán có thể yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp hoặc tự mình đi kiểm kê, cần lưu ý số liệu cần phải chính xác để làm cơ sở cho bước xác định giá trị của sản phẩm dở dang trong kỳ.

tinh-gia-thanh-san-pham
Cần phải xác định rõ số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm

Sau khi tìm được số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành, kế toán phải tiến hành đánh giá để xác định trị giá của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau để đưa vào quy trình tính giá thành:

  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương
  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Cần phải xác định rõ sản phẩm dở dang để khi thực tính giá được chính xác và rõ ràng với những sản phẩm đã hoàn thành.

Bước 5: Tính giá trị sản phẩm hoàn thành

Dựa vào những số liệu đã tính toán ở các bước trên của quy trình, tiến hành tính giá thành theo công thức:

Trị giá sản phẩm hoàn thành = Trị giá 154 dở dang đầu kỳ + Trị giá 154 phát sinh trong kỳ – Trị giá 154 dở dang cuối kỳ – Phế liệu thu hồi – Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.

Bước 6: Tính giá thành từng loại sản phẩm, kết thúc quy trình tính giá sản phẩm

Từ giá trị sản phẩm hoàn thành và số sản phẩm dở dang cuối kỳ, doanh nghiệp nên tính giá thành từng loại sản phẩm. Việc tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành từng loại sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường quản lý tài sản vật tư lao động, tiền vốn một cách hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những yếu tố tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cần lập bảng để thuận tiện cho việc theo dõi và tính toán từ giá trị mỗi sản phẩm cuối cùng.

Phần mềm 3S ERP hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản xuất tính giá thành hiệu quả

Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng tính giá thành sản phẩm theo cách tính thủ công, thế nhưng phương pháp này luôn tồn tại rất nhiều bất cập. Khi khối lượng hàng hóa quá lớn, hay quy trình sản xuất của nhiều doanh nhiều có quá nhiều doanh nghiệp phức tạp,…. thì sẽ có rất nhiều khó khăn trong tính toán, dẫn đến đưa ra thông số sai, ảnh hưởng tới chính doanh nghiệp.

Với các phần mềm thông minh dành cho doanh nghiệp, thì tính toán sẽ trở nên nhanh gọn với mức độ chính xác được đảm bảo cao. Một trong số phần mềm được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng đó là 3S ERP của ITG.

tinh-gia-thanh-san-pham
3S ERP của ITG là phần mềm được nhiều doanh nghiệp tin dùng

Phân hệ quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm nằm trong hệ thống phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp 3S ERP của ITG giúp kết nối quy trình quản lý từ đơn đặt hàng bán hoặc kế hoạch kinh doanh; khai báo và quản lý BOM; hoạch định nhu cầu vật tư; cập nhật và kiểm soát tiến độ sản xuất; thống kê sản lượng theo kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất, vận hành quy trình kiểm tra/đánh giá chất lượng sản phẩm; kiểm soát tiêu hao vật tư,… giúp ban lãnh đạo kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho việc tính toán luôn được chính xác và kịp thời, phục vụ cho nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.

Đọc thêm: Review tất tần tật về phần mềm ERP được sử dụng nhiều hiện nay: 3S ERP

Để được demo tính năng tính giá thành sản phẩm trong phần mềm 3S ERP, mời liên hệ với chuyên gia tư vấn giải pháp: 0986.196.838


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S