Phần mềm ERP giải pháp quản lý sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp

Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có. Hiện nay, đa số doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng trong quá trình sản xuất, tìm ra giải pháp quản lý sản xuất phù hợp, cũng như vai trò của cán bộ quản lý sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp.

Chưa có giải pháp quản lý sản xuất phù hợp, doanh nghiệp còn tồn đọng nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp quản lý sản xuất, đang còn quá nhiều tồn tại, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ vấn đề này, ví dụ như:

  • Số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm/ bán thành phẩm trong kho quá nhiều, cộng với những thông số chi tiết đi kèm làm bạn tốn nhiều thời gian khi cần báo cáo, thống kê.
  • Khi có đơn hàng sản xuất, bạn trở nên bị động khi không thể kiểm soát đồng bộ số lượng nguyên vật liệu tồn trong kho kịp thời.
  • Khi lập lệnh sản xuất, bạn bị mất nhiều thời gian cho việc sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng, từng định mức theo từng sản phẩm và số lượng nhân công, máy móc cần thiết.
  • Bạn có nhu cầu gia công ngoài và cần kiểm soát những thông tin như giá thành, số lượng sản phẩm xuất- nhập? Và nhiều những vấn đề liên quan đến sản xuất khác nữa.

Tuy nhiên, những vấn đề này của doanh nghiệp sẽ được khắc phục khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm ERP vào sản xuất. Phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là một giải pháp quản trị tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong công tác quản lý mọi nguồn lực doanh nghiệp từ nhân lực- tài lực- vật lực, đồng thời trợ giúp các bộ phận khác thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin hiệu quả thông qua quy trình công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm.

Phần mềm ERP- Giải pháp quản lý sản xuất tối ưu

Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ như bao bì, dệt may, điện tử,… một giải pháp quản lý sản xuất là rất quan trọng. Tối ưu hóa quy trình và nâng cao năng suất làm việc là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường , giảm chi phí sản xuất và lượng hàng tồn kho. Quản lý sản xuất cung cấp những công cụ cần thiết giúp bạn dự báo và lập kế hoạch sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu theo từng thời điểm, quản lý quá trình sản xuất và tính toán phân bố giá thành, tạo ra một công cụ hiệu quả giúp hợp lý hóa toàn bộ quy trình quản lý hóa toàn bộ quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Giải pháp quản trị sản xuất nào phù hợp cho doanh nghiệp

Phần mềm ERP hỗ trợ quy trình sản xuất

Phân hệ này như là một giải pháp quản lý sản xuất, cho phép thiết lập các quy trình sản xuất, theo dõi tồn kho, lên lịch sản xuất và lập các lệnh sản xuất tương ứng.

Hệ thống hỗ trợ tự động tính toán số lượng nguyên vật liệu cần chuyển từ kho nguyên vật liệu sang kho sản xuất dựa vào định mức nguyên vật liệu của thành phẩm. Sau khi lập báo cáo hoàn thành, hệ thống hỗ trợ tự động nhập kho thành phẩm với số lượng sản phẩm hoàn thành bằng số lượng trên báo cáo. Hệ thống cũng sẽ tự động trừ kho số lượng nguyên vật liệu tương ứng (đối với các nguyên vật liệu được thiết lập xuất kho tự động) và tính toán lại giá thành cho thành phẩm.

Hoạch định sản xuất của doanh nghiệp

Trong việc quản lý sản xuất mục tiêu chính của phần mềm ERP chính là hoạch định sản xuất cho doanh nghiệp. Quản lý sản xuất bằng ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp lên được một kế hoạch sử dụng nhân công, máy móc, nguyên liệu và cả khối lượng công việc sao cho hiệu quả nhất. Phần mềm quản lý sản xuất ERP mang tới khả năng kiểm tra, thống kê hàng tồn, hàng đang sản xuất, thành phẩm,… theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, nhà quản lý sử dụng các thông số trên để đưa ra các quyết định về kinh doanh, nhập hàng một cách chính xác.

Ngoài phần mềm ERP còn có cảnh báo cho nhà quản lý một cách kịp thời bằng việc xuất ra một bản báo cáo tiến độ sản xuất.

Kết hợp với phân hệ hàng tồn kho và quản lý bán hàng

Trong một giải pháp quản lý sản xuất việc kết hợp phân hệ quản lý sản xuất với các phân hệ quản lý hàng tồn kho và phân hệ quản lý bán hàng là vô cùng cần thiết. Trong số các module của phần mềm ERP thì phân hệ quản lý sản xuất và hàng tồn kho thường được gộp thành một một. Nhờ vào việc tích hợp các phân hệ này với nhau các phòng ban sẽ quản lý các số liệu của nhau một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như nhân viên phòng kinh doanh sẽ biết tiến độ sản xuất như thế nào để thông báo đến với kinh doanh cũng như kế toán. Từ đó các bộ phận này sẽ liên hệ với khách hàng theo các quy trình tiếp theo.

Khi triển khai phần mềm ERP doanh nghiệp ứng dụng có cơ hội nhận được những giá trị sau:

  • Tầm nhìn bao quát tổng thể. Một trong những lợi ích lớn nhất của giải pháp quản trị sản xuất là giúp nhà quản lý có thể truy cập và quan sát các bản báo cáo và phân tích về toàn bộ quy trình sản xuất một cách chính xác, nhất quán và theo thời gian thực.
  • Hợp tác hiệu quả. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ đội ngũ kỹ sư, công nhân sản xuất đến các phòng ban tài chính, bán hàng đều có thể quan sát được toàn bộ quy trình sản xuất (thiết kế sản phẩm, hoạch định nguồn lực, tính trạng máy móc, trạng thái sản xuất, kiểm soát chất lượng, hàng tồn kho, doanh thu bán hàng) qua đó, phối hợp với nhau để thực hiện quy trình sản xuất mượt mà và hiệu quả hơn.
  • Quy trình sản xuất nhanh hơn. Hoạch định và kiểm soát tốt sẽ dẫn tới hoạt động sản xuất tiết kiệm hơn và giúp doanh nghiệp cải thiện tích cực các chỉ số về môi trường. Văn bản bằng giấy tờ được thay thế bằng các văn bản điện tử, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được nhiều chi phí cho mực in văn phòng,…
  • Hỗ trợ sản xuất tinh gọn. Quy trình sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả theo nhiều khía cạnh khác nhau. Lập kế hoạch tài nguyên chính xác, phân bổ nguồn lực hợp lý, điều hành sản xuất hiệu quả sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất công việc, giảm lãng phí, tránh lãng phí, tránh sai sót và giao hàng đúng hẹn.
  • Truy xuất tài liệu tuân thủ pháp chế. Nhiều nhà sản xuất bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về việc sử dụng nguyên- vật liệu, về sản phẩm họ sản xuất ra. Do vậy, phần mềm quản lý sản xuất có thể giúp người sử dụng truy xuất các văn bản pháp quy cần thiết mỗi khi đặt mua hàng hay tiếp nhận nguyên vật liệu và trang thiết bị.

Chính vì những lợi ích to lớn như trên, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rủi ro khi triển khai phần mềm ERP nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sẵn sàng đầu tư cho triển khai ERP- một giải pháp quản lý sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp của mình. Do đó, vấn đề quan trọng ở đây, chúng ta cần nhận diện những thách thức và rủi ro để có những thách thức và rủi ro đó để có những phương pháp tiếp cận phù hợp khi triển khai phần mềm ERP.

>>>Đọc thêm: Hiệu quả của giải pháp quản trị sản xuất bằng phần mềm ERP

 

 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S