Phần mềm CRM: Sức mạnh chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng tới thân thiết

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mọi doanh nghiệp bởi khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi giao dịch cũng như tốc độ phát triển của từng đơn vị. Cùng tìm hiểu hiệu quả mà giải pháp công nghệ như phần mềm CRM trong chuyển đổi khách hàng từ tiềm năng tới thân thiết:

Đọc thêm: 6 lợi ích lớn nhất của phần mềm CRM

Phần mềm CRM là gì?

CRM được viết tắt từ tên tiếng anh: “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng. Có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp quản lý các hoạt động tương tác, chăm sóc với khách hàng của mình hình thành nên các mối quan hệ khách hàng trung thành trong doanh nghiệp. Ứng dụng CRM nhằm định vị thương hiệu trong mối quan hệ với khách hàng là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay

Phần mềm CRM: Sức mạnh chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng tới thân thiết

  1. Phần mềm CRM phân loại khách hàng tiềm năng

Điểm dễ nhận thấy đầu tiên của một phần mềm CRM là tối ưu các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. CRM sẽ theo dõi hành vi khách hàng bởi việc nắm trong mình những chi tiết dữ liệu trong mọi quá trình giao dịch của khách. Từ đó Marketing được tự động hóa về các thông tin quan trọng như nội dung quan tâm hay website thường truy cập của khách hàng.

Từ việc nắm rõ các điểm tiếp xúc của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một hệ thống các đánh giá về độ tiềm năng của mỗi khách. Nhờ vậy, khi doanh nghiệp tiến hành cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ không còn gặp khó khăn trong việc quảng cáo cho từng đối tượng cụ thể. Có thể thấy, CRM thiết lập quá trình tìm kiếm tự động và hoạt động trơn tru trong nhiệm vụ quảng cáo tới khách hàng được chính xác và hiệu quả cao.

phan-mem-crm
CRM sẽ theo dõi hành vi khách hàng bởi việc nắm trong mình những chi tiết dữ liệu trong mọi quá trình giao dịch của khách

Đọc thêm: Đập vỡ phễu lọc khách hàng – Bí mật tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp

  1. Cá nhân hóa phương thức tiếp cận khách hàng

Sự thiếu niềm tin do không nắm bắt được phương thức tiếp cận khách hàng là điều không mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp. Ứng dụng phần mềm CRM mọi thông tin và nhu cầu khách hàng được xây dựng một cách hợp lý, giúp từng nhân viên hiểu được phương thức tiếp cận hiệu quả với từng đối tượng khách hàng. Từ hồ sơ liên hệ của khách hay kết quả của từng lần trải nghiệm giao dịch, đều được phân tích rõ ràng, sau đó tiến hành thực hiện các bước cần thiết để tránh nguy cơ tiềm ẩn khiến khách hàng rời bỏ . Hoặc trong trường hợp ngược lại, nếu khách hàng có hành vi mua sắm liên tục, đại diện doanh nghiệp có thể theo dõi việc mua hàng của họ và tạo ra các chương trình khuyến mãi dành cho các khách hàng trung thành để khuyến khích việc mua sắm của họ. Từ đó khiến thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn và tăng thêm giá trị cho chương trình khách hàng thân thiết.

  1. Tăng cường mối quan hệ khách hàng

Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là cải thiện khả năng giữ chân khách hàng. Việc xuyên suốt thông tin giữa bộ phận Sales và Marketing đảm bảo một chu trình trơn tru cho tới khi sản phẩm về tận tay khách hàng. Không những giúp các phòng ban làm việc nhóm tốt hơn, CRM còn đảm bảo giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Đó là điểm vượt trội mà khách hàng mong muốn.

Mối quan hệ khách hàng được phát triển bằng cách xây dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hệ thống CRM giúp xây dựng lòng tin này bằng cách lưu trữ mọi thông tin quan trọng của khách hàng. Mỗi tương tác hay điểm tiếp xúc mà khách hàng để lại trong không gian số đều được CRM ghi lại, phục vụ để phân tích trong tương lai.

Điều này đặc biệt phù hợp với các nhóm dịch vụ hỗ trợ dài hạn. Việc dữ liệu của doanh nghiệp được sắp xếp hợp lý trên hệ thống CRM sẽ giúp nhóm dịch vụ cung cấp những câu trả lời chính xác hơn, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng cũng như hài lòng hơn, từ đó giúp củng cố quan hệ khách hàng theo thời gian.

phan-mem-crm
Mối quan hệ khách hàng được phát triển bằng cách xây dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Đọc thêm: Phần mềm CRM hỗ trợ Sales và Marketing như thế nào?

  1. Truy cập nhanh thông tin khách hàng

Chức năng chính của CRM là điều hành và lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng. Bao gồm cả các lịch sử tương tác với doanh nghiệp. Khi một khách hàng tương tác với dịch vụ, người quản lý có thể nhanh chóng xem xét lịch sử liên lạc của khách hàng với thương hiệu của bạn và tránh lặp lại các phản hồi tương tự. Điều này giúp ích rất nhiều đối với các nhóm hỗ trợ kỹ thuật dài hạn, đối mặt với các thắc mắc của khách hàng thường xuyên.

Đọc thêm: Doanh nghiệp nào cần triển khai phần mềm CRM?

  1. Phần mềm CRM nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng

Hệ thống CRM sẽ giúp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng tại doanh nghiệp bởi khả năng tạo ra một lộ trình hoạt động cho các nhu cầu cụ thể của từng đối tượng. Tận dụng những thông tin được nhờ quá trình tự động hóa lẫn việc theo dõi các hành vi của khách hàng mà doanh nghiệp đã gửi được thông điệp đến đúng đối tượng. Không chỉ mỗi khách hàng tiềm năng mà cả nhưng khách hàng đang tương tác hay muốn tìm hiểu đều sẽ được chăm sóc đầy đủ với thông điệp doanh nghiệp phù hợp từng đối tượng khách hàng cũng như tiến hành tiếp thị theo từng giai đoạn của hành trình chọn lựa sản phẩm.

Đó chính là bí quyết chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành thân thiết mà mỗi doanh nghiệp thông minh cần lưu ý. Bởi cảm giác mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng của mình là sự tôn trọng và luôn quan tâm.

Đọc thêm: Doanh nghiệp nhỏ có nên ứng dụng phần mềm CRM?

Lợi ích đem lại khi cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

  • Tăng doanh thu: Việc cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì thông điệp đi thẳng vào từng tập khách hàng cụ thể, hiểu đúng insight khách hàng, tạo ra hiệu quả mua hàng cao nhất. Từ đó nâng cao lợi nhuận đem lại. Theo thống kê, những doanh nghiệp áp dụng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm mang lại doanh số trung bình cao hơn 19% so với các doanh nghiệp không áp dụng.
phan-mem-crm
Trải nghiệm cá nhân hóa khách hàng chính là giải pháp vô cùng hiệu quả để cho việc định vị thương hiệu doanh nghiệp
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Tương tác cá nhân hóa giúp doanh nghiệp thiết lập thông điệp và phương thức hội thoại đúng đắn để tiếp cận khách hàng theo mục tiêu đã định sẵn. Ngày nay, chu cầu của người tiêu dùng cực kỳ đa dạng, nếu doanh nghiệp vẫn giữ cách tiếp cận “one-size-fits-all”, họ sẽ trở nên mờ nhạt và trước sự thờ ơ của khách hàng. Chỉ khi thông điệp mang tính cá nhân hóa với từng khách hàng chúng mới trở nên hấp dẫn và có thể thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng: Dựa trên định vị và chiến lược đề ra ban đầu, doanh nghiệp sẽ cung cấp được những giải pháp đúng tâm lý người tiêu dùng, từ đó tăng mức độ tin dùng của khách hàng. Theo thống kê 64% số khách hàng hài lòng với những thông tin mua sắm mang tính cá nhân hóa từ doanh nghiệp. Ngoài ra, trên 69% khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân để nhận được gợi ý sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất.
  • Giữ chân khách hàng: Việc đem lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và trải nghiệm mua hàng đáp ứng được nhu cầu và mục đích của khách hàng chắc chắn khách hàng sẽ tin tưởng lựa chọn và tiếp tục quay lại trải nghiệm mua hàng ở những lần tiếp theo.

Có thể thấy ở thời đại siêu kết nối, thu thập dấu chân số khách hàng trên các nền tảng online chính là giải pháp hàng đầu để doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Một công cụ hiệu quả có thể kể đến như phần mềm CRM – giải pháp hiệu quả cho chiến lược gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi.

Đọc thêm: Phần mềm CRM miễn phí: “miễn phí” có thực sự tốt?

Kết

CRM là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nắm trong tay sức mạnh kiểm soát thông tin, là nền tảng cho sự công nhận thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Nếu như bạn có những băn khoăn và mong muốn được demo triển khai giải pháp CRM, hãy liên hệ với số hotline tư vấn giải pháp của chúng tôi: 0986.196.838


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S