IoT là gì? Ứng dụng của Internet vạn vật trong cuộc sống

Kỷ nguyên số, khái niệm Internet vạn vật trở thành yếu tố quan trọng của mọi dự báo về công nghệ tương lai. Sự bùng nổ của IoT tạo ra những động lực của mọi thành tựu công nghệ. Cùng tìm hiểu ở bài viết này IoT là gì?

Đọc thêm: Dân trí- Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Nên bắt đầu từ đâu?

IoT là gì?

IoT hay còn có tên đầy đủ là Internet of Things – một trong những yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thế giới. Đó là thứ không chỉ mang đến cho bạn một cái nhìn lớn hơn, đầy đủ hơn về công nghệ, ứng dụng của tương lai mà còn đem đến tiềm năng ứng dụng thực sự đáng kinh ngạc.

Theo định nghĩa của Wikipedia:
IoT( Internet Of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

iot-la-gi

Có thể hiểu một cách đơn giản, bạn chỉ cần có một thiết bị có kết nối mạng là hoàn toàn có thể điều khiển, kiểm tra toàn bộ các thiết bị trong nhà: từ TV, máy giặt, tủ lạnh, máy tính… bất kể bạn đang ở đâu. Vấn đề chỉ là đưa tất cả vào một giao thức chung và giao thức đó là IoT.

Đọc thêm: Tư vấn lựa chọn Hệ thống điều hành sản xuất cho doanh nghiệp

IoT xuất hiện khi nào?

Thực chất câu hỏi Iot là gì? đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của hệ thống mạng internet khi các nhà khoa học trên thế giới muốn kết nối tất cả mọi thứ thành một mạng lưới đồng nhất để dễ dàng quản lí hoạt động của một nghành công nghiệp, công trình giao thông, kinh doanh dịch vụ, quản lí một quốc gia hay đơn giản là phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người.

Ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được thảo luận từ 1982, với một máy bán nước tự động Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon(Mỹ) được tùy chỉnh khiến nó đã trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối Internet, có khả năng báo cáo kiểm kho và báo cáo độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy. Ngoài ra, chiếc máy được lập trình để có thể kết nối với người điều khiển qua mạng internet nhằm kiểm tra tình trạng của máy và bổ sung nước khi cần thiết mà không cần trực tiếp xuống kiểm tra mà tiếp xúc trực tiếp với máy.

Sau đó, khái niệm IoT thực sự được đưa vào năm 1999 khi người ta bắt đầu nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, việc áp dụng xu hướng công nghệ thông minh IoT vào xã hội loại người dần được khai phá.

Ứng dụng của IoT trong cuộc sống

IoT là gì, đó là công nghệ thông minh có thể ứng dụng được trong bất kì lĩnh vực nào mà chúng ta muốn. Một số lĩnh vực nổi bật hiện nay được ứng dụng IoT nhiều nhất như:

  • Nhà thông minh
  • Quản lý các thiết bị cá nhân: thiết bị đeo tay để đo nhịp tim huyết áp
  • Quản lý môi trường:
  • Xử lý trong các tình huống khẩn cấp
  • Quản lý giao thông
  • Lĩnh vực mua sắm thông minh
  • Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày: như máy pha coffee, bình nóng lạnh
  • Tự động hóa: các công xưởng sản xuất xe hơi đã áp dụng công nghệ IoT để cắt giảm hầu hết các công nhân, thay vào đó là các bộ máy tích hợp trí thông minh nhân tạo cho năng suất tăng gấp nhiều lần và độ chính xác cao hơn.

iot-la-gi

IoT được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

Đọc thêm:Giải pháp ERP Việt đầu tiên ứng dụng IoT vào quản lý sản xuất

Internet Of Things được ví như là một bước tiến công nghệ tiếp theo của loài người

IoT sẽ là một phát minh mang tính lịch sử bước ngoặt trong nghành công nghệ thế giới, nó tạo nên một hệ sinh thái thông minh ở đó con người sẽ giữ một vị trí trung tâm và khi đó cuộc sống của con người sẽ hoàn toàn thay đổi.

Internet đã thay đổi cuộc sống Internet vạn vật cũng chứa đựng tiềm năng làm thay đổi thế giới. Trong tương lai internet của vạn vật có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức hoạt động riêng lẻ, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin dữ liệu. Khi mọi vật được kết nối lại với nhau nhiều vấn đề xã hội như y tế, giao thông, giáo dục sẽ được giải quyết.

Theo như tính toán, vào năm 2020 sẽ có khoảng hơn 25 tỉ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh, 25 triệu ứng dụng, 50 ngàn tỉ Gigabytes dữ liệu được kết nối với Internet. Cùng với dân số 7,6 tỉ người trên toàn thế giới lúc bấy giờ, tức là mỗi người sẽ sở hữu xấp xỉ 7 vật dụng được kết nối với nhau.

IoT đang là thứ mà các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt quan tâm, và giờ họ vẫn đang đầu tư hàng tỉ đô la vào đây. Có thể ví IoT như là một nông trại cực kì rộng lớn và trù phú, nơi họ có thể gieo trồng và thu lại lợi nhuận gần như lớn gấp chục lần những gì mà họ đã bỏ ra. Những người đam mê công nghệ, những chuyên viên máy tính và kỹ sư lập trình cũng là các đối tượng không thể bỏ qua IoT. Bên cạnh đó, trong các nền công nghiệp như chế tạo hay vận chuyển, IoT của chúng ta đang dần tạo ra các hệ thống có thể tăng hiệu quả lên gấp đôi, thậm chí là gấp 3 trong khi chi phí đầu tư bỏ ra giảm đi rất nhiều lần.

Câu hỏi IoT là gì? Có thể vẫn còn manh nha xuất hiện đâu đó trong cuộc sống. Nhưng với những tính năng hiện đại nhất cùng với đó là sự phát triển như vũ bão IoT đang trở thành chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong tương lai.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S