Hạch toán và tính giá vốn hàng bán bị trả lại

Trong doanh nghiệp, đôi khi hàng bán bị trả lại do những nguyên nhân khác nhau, khi đó các bộ phận trong doanh nghiệp đều phải thực hiện những nghiệp vụ của mình. Cùng tìm hiểu cách hạch toán và tính giá vốn hàng bán bị trả lại trong bài viết này:

Đọc thêm: Các quy trình kế toán trong doanh nghiệp thương mại, sản xuất, xây dựng

Những trường hợp nào hàng bán bị trả lại

Có nhiều trường hợp hàng bán bị trả lại, nhưng phổ biến nhất là:

  • Bên bán cung cấp hàng hóa gặp những vấn đề như: Chất lượng hàng hóa không đảm bảo đủ yêu cầu, số lượng hoặc thời gian giao hàng không đúng như cam kết của 2 bên…
  • Bên mua thay đổi việc mua hàng khi đó sẽ phải chịu nhiều phí bồi thường.

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa phần mềm kế toán và kế toán trong ERP

Cách xử lý trong các trường hợp hàng bán bị trả lại

Thủ tục cần có đối với hàng bán bị trả lại

Hai bên lập và ký: Biên bản ghi nhận lý do hàng trả lại và Biên bản giao nhận hàng trả lại.

Bên trả lại hàng:

  • Nếu bên mua là đối tượng có hóa đơn khi đó sẽ xử lý như sau: Lập Phiếu xuất kho trả lại hàng đồng thời lập Hoá đơn trả lại hàng cho bên giao hàng (ghi giá theo lúc mua).
  • Nếu bên mua là đối tượng không có hóa đơn (cá nhân không kinh doanh) thì khi đó xử lý như sau: Ký vào Biên bản trả lại hàng trong đó ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng đồng thời bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập.

Bên nhận hàng trả lại: Lập phiếu nhập kho hàng trả lại, kho hàng cần làm đúng các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của nhà nước và quy trình của công ty.

Đọc thêm: Các phần mềm kế toán thông dụng trên thị trường hiện nay

Cách hạch toán tính giá vốn hàng bán bị trả lại:

1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

– Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 156 – Hàng hoá

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (Đối với hàng hoá)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

– Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131,. . .

– Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,. . .

3. Các chi phí phát sinh khi tính giá vốn hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có các TK 111,112,141,334,…

4. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)

Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ

Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại.

Đọc thêm: Phân hệ tài chính kế toán trong phần mềm ERP


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S