Đổi mới sáng tạo SCAMPER – thay đổi thời khủng hoảng

COVID-19 như cánh cửa then chốt buộc các quốc gia thay đổi chiến lược nhằm thúc đẩy doanh nghiệp lao vào công cuộc chuyển đổi số (digital transformation). Cơn khủng hoảng toàn cầu này đang là minh chứng sống cho nguyên lý thứ nhất của John Kotter: “Tạo ra tình huống cấp bách cần phải thay đổi ngay”. Cùng tìm hiểu phương pháp đổi mới sáng tạo tư duy SCAMPER trong hành trình chuyển mình của các nhà khởi nghiệp.

Đọc thêm: Ứng dụng 4.0 trong bài toán doanh nghiệp

SCAMPER là gì?

SCAMPER là phương pháp đổi mới sáng tạo do Robert Eberle – nhà quản lý giáo dục gốc Mỹ. Phương pháp SCAMPER dựa trên nguyên tắc đơn giản: sự sáng tạo thực chất là sự thay đổi của những thứ đang tồn tại trong môi trường xung quanh chúng ta. Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ: Substitue, Combine, Adapt, Modify, Put to Other Uses, Eliminate, Reverse.

doi-moi-sang-tao

Khơi nguồn ý tưởng từ phương pháp sáng tạo SCAMPER

Nguyên tắc Substitue/Thay thế

Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, câu hỏi đặt ra: Có thể thay thế những nguyên vật liệu, phương pháp, quy trình,… vốn đã có nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận đem lại. Vận dụng nguyên tắc thay thế, không những có thể nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể kể đến câu chuyện giải cứu thanh long được ABC Bakery sử dụng làm chính nguyên liệu trong những chiếc bánh mì truyền thống, nhằm tạo ra phiên bản bánh mì thanh long được người sử dụng khắp nơi ủng hộ. Hay câu chuyện sử dụng vải kháng khuẩn trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn thành nguyên liệu khẩu trang y tế,… Đó đều là những bài toán tư duy đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc Combine/Kết hợp

Nguyên tắc này ứng dụng trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Nhằm tạo ra ý tưởng sáng tạo nhằm đưa đến những sản phẩm mang tính đột phá.
Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là câu chuyện một chủ nhà hàng tại Hà Nội đã sáng tạo ra món Hamburger có hình dáng giống virus Corona. Với triết lý ”Bạn phải ăn để đánh bại nó” mong muốn tạo niềm vui, khơi dậy tinh thần lạc quan và giảm bớt phần nào nỗi lo cho người dân khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Kết quả, những chiếc Hamburger độc đáo này đã tạo được sự hứng thú với chính khách hàng trong mùa ảm đạm tiêu dùng cũng như truyền thông trên thế giới.

Nguyên tắc Adapt/Thích nghi

Nguyên tắc thích nghi dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo xem xét sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác. Nhằm giải quyết những vấn đề mới lạ đang xuất hiện trên thị trường.
Câu chuyện về ATM gạo phục vụ người dân trong khó khăn có thể đầy đủ về mặt lương thực cũng là một trong những giải pháp hiệu quả và thông minh. Dựa trên ý tưởng về máy rút tiền ATM, phiên bản mới có thể rút gạo đã ra đời trong sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân mọi miền cả nước.

Nguyên tắc Modify/Điều chỉnh

Đây là guyên tắc gợi mở sự thay đổi từ màu sắc hay hình dáng, kích thước hoặc bổ sung thêm những tính năng sản phẩm,….. nhằm gia tăng giá trị tiêu dùng. Sự điều chỉnh này cung cấp những sản phẩm/dịch vụ khác biệt và phù hợp hơn với những phân khúc khách hàng khác nhau.
Bằng việc ứng dụng nguyên tắc này, nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống đã phục vụ các khẩu phần nhỏ, vừa, lớn để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Hoặc như Grab cung cấp cho khách hàng về các dịch vụ xe với nhiều lựa chọn về số ghế nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng ngoài dịch vụ truyền thống đã có.

Nguyên tắc Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác

Áp dụng nguyên tắc đổi mới sáng tạo này có nghĩa là phải tìm cách sử dụng tối đa hiệu quả đem lại từ các sản phẩm/dịch vụ hay tái chế trong những trường hợp khác.
Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt với thương hiệu Rens sản xuất loại giày sneaker chống thấm nước, kháng khuẩn và khử mùi từ rác thải đầu tiên trên thế giới. Mỗi đôi giày được làm từ bã của 21 ly cà phê và 6 chai nhựa 500 ml. Hoặc câu chuyện về đồ uống có ga sô đa hay Coca ngoài việc là thức uống thông thường còn có thể dùng làm chất tẩy rửa siêu hạng và thân thiện với môi trường.

Nguyên tắc Eliminate/Loại bỏ

Loại bỏ bớt một số tính năng không cần thiết hoặc lãng phí trong quy trình để sản phẩm đơn giản và giá thành rẻ hơn, thậm chí tạo ra sản phẩm mới ưu việt hơn đó chính là nội dung đổi mới sáng tạo của nguyên tắc loại bỏ. Một số các tập toàn hàng đầu như Nike và Costco thường làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để thiết kế lại sản phẩm, phân tích từng bước của quá trình sản xuất nhằm loại bỏ tất cả những lãng phí trong quy trình để tiết giảm chi phí. Việc loại bỏ hộp vỏ thuốc đã giúp cho Walmart chưa nhiều hộp thuốc trong thùng khi chuyên chở, đồng nghĩa với việc giảm giá bán cho ngưởi tiêu dùng.

Nguyên tắc Reverse/Đảo ngược

Nguyên tắc đảo ngược có nghĩa tái cấu trúc hay đảo ngược trình tự cung cấp dịch vụ hay quy trình sản phẩm, nhằm đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi lối mòn trong tư duy với các sản phẩm thế mạnh của mình. Có thể kể đến nền tảng kinh doanh trực tuyến lên ngôi khi đảo ngược lại toàn bộ hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong hoàn cảnh người ta không thể đến các cửa hàng, siêu thị để trực tiếp mua sắm. Nếu như trước đây, việc lựa chọn sản phẩm và thanh toán là điều tưởng như không thể thay đổi, thì ngày nay mọi người có thể thanh toán nhanh gọn trước khi được nhận hàng với những thanh toán điện tử nhanh chóng. Sự lên ngôi của các sàn giao dịch điện tử là bài toán buộc thay đổi của những doanh nghiệp truyền thống.

    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S