Business Intelligence là gì? Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần BI

Các quyết định, chiến lược kinh doanh trong thời đại 4.0 hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dữ liệu và phân tích dữ liệu. Từ xu hướng trên, khái niệm Business Intelligence ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy Business Intelligence là gì? Và đâu là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn cần đến hệ thống BI?

business intelligence là gì

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence (BI) được hiểu là hệ thống báo cáo quản trị thông minh được các doanh nghiệp dùng để khai thác khối lượng dữ liệu khổng lồ, hỗ trợ việc ra quyết định của Bộ phận Lãnh đạo.

Cụ thể, BI sẽ kết hợp thu thập, lưu trữ, kiểm soát, trực quan hóa dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau một cách hiệu quả… Từ đó, BI xây dựng một cơ sở hạ tầng dữ liệu giúp tổng hợp, xử lý và cung cấp những thông tin mới, hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gặt hái thành công khi bắt đầu thay đổi tầm nhìn về việc sử dụng dữ liệu để thúc đẩy sự thay đổi, loại bỏ sự kém hiệu quả và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường hoặc nguồn cung.

Ngày nay, trong bối cảnh hiện đại, Business Intelligence đã phát triển một cách mạnh mẽ và ưu việt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại luôn đòi hỏi sự linh hoạt – trao quyền – tốc độ.

Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần công cụ/ giải pháp Business Intelligence

  • Lượng dữ liệu lớn nhưng chưa khai thác được thông tin hữu ích/insight từ nó

Dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì thông qua phân tích và sử dụng dữ liệu, doanh nghiệp có thể thấu hiểu các bài toán đang gặp phải, từ đó có những điều chỉnh cải thiện kết quả kinh doanh và đưa ra chiến lược thị trường tốt hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, dù có nhiều doanh nghiệp đã tích lũy được khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ những hệ thống thu thập khác nhau của doanh nghiệp, từ ERP đến CRM hoặc những hệ thống khác… nhưng vẫn chưa thể khai thác những lợi thế kinh doanh từ lượng dữ liệu này. Đây là một lãng phí, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận đem về cho doanh nghiệp.

Bài toán này sẽ được xóa bỏ nếu như doanh nghiệp triển khai BI – giải pháp cho phép tổng hợp toàn bộ dữ liệu cũng như thực hiện phân tích để từ đó hỗ trợ tối đa cho nhà quản trị ra quyết định nhờ vào các thông tin chính xác và hữu ích. Bên cạnh đó, BI còn có tính năng dự đoán dựa trên các dữ liệu đã được tổng hợp và lưu trữ.

Lấy thực tế từ việc các nhà bán lẻ có thể quan sát được đầy đủ hành vi, thói quen mua sắm để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, từ tiếp thị đến những dịch vụ khách hàng sao cho phù hợp nhất. Hay như các nhà máy sản xuất, từ các dữ liệu vận hành của máy móc thiết bị, nhà quản trị sẽ đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp để doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực sẵn có, thuận lợi củng cố lợi thế cạnh tranh, bứt phá dẫn đầu.

  • Doanh nghiệp chưa có công cụ để trực quan hóa dữ liệu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình phân tích dữ liệu là thu thập thông tin – tập hợp và phân tích các chỉ số. Theo đó, BI sẽ cung cấp các màn hình dashboard – nơi mô tả đầy đủ được hết các thông tin quan trọng và hoạt động của doanh nghiệp. Tại đây, dashboard sẽ diễn giải các thông tin, báo cáo một cách trực quan thông qua các biểu đồ, hình ảnh sinh động để mọi nhân viên giám sát, nhà quản trị dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ mọi “góc” trong khu vực sản xuất.

  • Nhu cầu phân tích dữ liệu tăng, cần giải pháp để mang tới insight nhanh chóng, hiệu quả

Không chỉ dừng ở khả năng thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, hệ thống báo cáo quản trị thông minh còn có khả năng cho phép người dùng chi tiết hóa thông tin cũng như phân tích dữ liệu chuyên sâu hơn. Tại đây, nhà quản trị có thể quan sát thông tin ở nhiều mức khác nhau, kể cả mức dữ liệu của từng giao dịch.

  • Nhu cầu tạo báo cáo từ nhiều nguồn dữ liệu

Với khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp, việc tổng hợp là vô cùng khó khăn khi các thông tin có đặc điểm khác nhau về cấu trúc vật lý (file excel, file text, dữ liệu CSDL…) hay cấu trúc logic (bảng biểu, bảng tròn, cột trường thông tin…) cũng như kiểu dữ liệu (số, text, độ dài các trường thông tin). Do đó, doanh nghiệp sẽ cần giải pháp BI với cac quy trình hết sức chặt chẽ và phức tạp, cho phép chuyển đổi, thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng, tránh các sai sót khi tạo lập báo cáo.

Đọc thêm: Nhà máy thông minh – đích đến của mọi doanh nghiệp sản xuất hiện đại hàng đầu

Lợi ích giải pháp BI mang lại cho các doanh nghiệp

  • Cải thiện sự gắn kết khách hàng

Hệ thống BI cung cấp các biểu đồ so sánh, tỷ trọng, xu hướng để biết được tâm lý, thói quen của người tiêu dùng qua thời gian, những mặt hàng được ưa chuộng, những thị trường được tiêu thụ nhiều nhất… Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được tâm lý và xu hướng của người tiêu dùng, từ đó gia tăng sự gắn kết khách hàng.

  • Cải thiện quản lý kho hàng và chuỗi cửa hàng

Trước đây, khi đưa ra các quyết định, các nhà lãnh đạo thường ước lượng một khoảng tương đối về lượng hàng hóa tồn kho. Tuy nhiên, những thông tin ước lượng này luôn xảy ra nhiều sai số, dẫn đến những thất thoát, mất mát trong việc quản lý kho hàng hay chuỗi cửa hàng. Với BI, việc truy vấn các thông tin nghiệp vụ gần như ngay lập tức, cho phép việc ra quyết định chính xác và kịp thời hơn.

  • Cải thiện các quyết định kinh doanh

Từ các báo cáo, tổng hợp, so sánh dữ liệu mà BI đem lại, nhà quản trị có thể nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi mà các đơn vị cần tập trung. Chính điều này giúp các công ty điều chỉnh, cải thiện các quyết định kinh doanh… từ đó tạo ra năng lực vượt trội so với các đối thủ trong cùng phân khúc.

  • Cải thiện các chiến lược marketing

Từ việc thấu hiểu tâm lý/xu hướng người tiêu dùng cũng như nắm rõ các lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phân tích, báo cáo của BI… doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ các chiến lược marketing để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng mới, gia tăng vòng đời khách hàng và tạo ra những khởi lợi nhuận to lớn.

business-intelligence

Tích hợp BI tích hợp trong hệ thống ERP

Ngày nay, các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm ERP nhằm số hóa các quy trình quản trị và xây dựng một trung tâm giám sát mọi nguồn lực trong tổ chức một cách khách quan và nhanh chóng. Theo đó, các hệ thống ERP sẽ thu thập các thông tin đầu vào từ các bộ phận bao gồm tài chính, sản xuất, vận hành, bán hàng, tiếp thị và nguồn nhân lực… nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm cho phép nhà quản trị có thể phân tích các dữ liệu khác nhau. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể đưa ra các cải tiến quy trình, mang lại hiệu quả cao hơn như: tiết kiệm chi phí và gia tăng năng suất.

Nếu bạn đã tận dụng hiệu quả và hiệu quả của ERP, đã đến lúc doanh nghiệp của bạn nên xem xét bổ sung tiếp theo và thêm Business Intelligence để phân tích dữ liệu và trình bày nó theo cách cho phép đưa ra quyết định sáng suốt dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hệ thống ERP được triển khai ở tầng giám sát hoạt động, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về cách thức hoạt động của từng chức năng tại thời điểm hiện tại. BI phân tích dữ liệu đó và các dữ liệu khác, giúp các công ty tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số hiệu suất của họ và khám phá ra các xu hướng có thể được sử dụng để tinh chỉnh chiến lược của họ ở cấp độ cao, cấp độ lãnh đạo thực thi chiến lược của doanh nghiệp.

Có thể thấy, việc tích hợp ERP và BI giúp người dùng hợp nhất hàng triệu điểm dữ liệu thành những thông tin chi tiết rõ ràng, có thể hành động được. Bên cạnh đó, sự hợp nhất trên còn cho phép làm tăng khả năng phát hiện xu hướng và dự đoán sự thay đổi trên thị trường, để doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, nhanh chóng hơn, tạo ra thế chủ động trên thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Kết

Khi ERP và BI tiếp tục phát triển, các công nghệ này sẽ trở thành lợi thế quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải có trong bối cảnh kinh tế kỹ thuật hiện đại. Để được hỗ trợ định hình chiến lược chuyển đổi số, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi qua số hotline:


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S