Bảo mật dữ liệu trong phần mềm quản trị doanh nghiệp

Dữ liệu là tài nguyên của doanh nghiệp. Bảo mật tài nguyên dữ liệu nhằm hạn chế tối đa việc rò rỉ thông tin là bước đầu để khai thác loại tài nguyên đặc biệt này. Nhiệm vụ này càng trở nên cần thiết hơn trên con đường chuyển đổi số cho nền kinh tế. Cùng tìm hiểu cách mà phần mềm quản trị doanh nghiệp bảo mật dữ liệu.

Đọc thêm: 3 xu hướng công nghệ chủ đạo của ERP

Cách mà phần mềm quản trị doanh nghiệp tăng hiệu quả bảo mật dữ liệu trong tổ chức

1. Bắt kịp các xu thế công nghệ

Phần mềm quản trị doanh nghiệp là giải pháp công nghệ luôn cải tiến không ngừng, nhằm theo kịp thị trường luôn biến động với các tiêu chuẩn và yêu cầu mới. Thực tế những vụ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp luôn bắt nguồn từ những giải pháp công nghệ cũ đã lỗi thời.

Khả năng bắt kịp xu thế của ERP được thể hiện ở việc thường xuyên được cập nhật nhằm tìm kiếm những lỗ hổng phát sinh. Do đó, doanh nghiệp không nên trì hoãn công việc kiểm tra từ phía nhà triển khai cũng như đầu tư thêm vào giải pháp bảo mật.

phan-mem-quan-tri-doanh-nghiep
Việc thường xuyên được cập nhật sẽ giúp ERP tìm kiếm những lỗ hổng phát sinh

Đọc thêm: Thế nào là hệ thống ERP phù hợp với nền sản xuất thông minh?

2. Phát triển quy trình quản trị mạnh mẽ

Phần mềm quản trị doanh nghiệp có tính liên kết cơ sở dữ liệu trên cùng hệ thống. Thay vì một số cơ sở dữ liệu độc lập với kho dữ liệu vô tận, ERP sẽ kết nối dữ liệu với nhau. Với kho lưu trữ dữ liệu an toàn và tập trung, mọi người trong tổ chức có thể tự tin rằng dữ liệu là chính xác, cập nhật và hoàn chỉnh. Việc tích hợp các phân hệ với nhau, cho phép kế thừa thông tin giữa các phòng ban; đảm bảo đồng nhất thông tin, giảm việc cập nhật xử lý dữ liệu tại nhiều nơi; cho phép thiết lập các quy trình luân chuyển nghiệp vụ giữa các phòng ban. Từ đó người quản trị có thể kiểm soát các luồng dữ liệu trong doanh nghiệp một cách tổng quan, bao gồm các rủi ro bảo mật liên quan.

Ngoài ra, việc phân tích dự đoán thông qua các trung tâm chi phí hay chiều phân tích chuyên sâu giúp nhanh chóng phát hiện các vi phạm liên quan đến quy định bảo mật của tổ chức, hay trong quá trình triển khai hệ thống.

Có thể thấy, ERP được phát triển quy trình quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ, giúp hoạt động hiệu quả góp phần đảm bảo tính pháp lý, đặc biệt là với các tiêu chuẩn quản lý an ninh CNTT (ISO).

phan-mem-quan-tri-doanh-nghiep
ERP tạo ra kho lưu trữ dữ liệu vô tận nhưng tập trung và an toàn

Đọc thêm: Tại sao phần mềm ERP là người bạn tốt nhất của CEO?

3. Gia tăng bảo mật khi tích hợp IoT

IoT đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp cho nhiều tổ chức. Xu hướng kết hợp giữa IoT và ERP sẽ ngày càng phổ biến, nhất là trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin. Do đó, các tổ chức luôn nhìn ra tầm quan trọng của 2 giải pháp này trong nhiệm vụ cải thiện thông tin chi tiết về dữ liệu và hiệu quả hoạt động. Thế nhưng vấn đề bảo mật khi tích hợp IoT với phần mềm ERP luôn là một bài toán khó.

Các thiết bị IoT dễ bị tấn công mạng bởi tính chất hoạt động trên các thiết bị kết nối internet khác, từ đó trở thành mục tiêu khi các tin tặc muốn truy cập vào nguồn dữ liệu doanh nghiệp. Các thiết bị IoT dễ dàng bị tấn công khi hacker xâm nhập qua hàng rào bảo vệ an ninh mạng, nơi mà hầu hết các tổ chức chưa phòng vệ đầy đủ để với những rủi ro có thể xảy ra.

Nhưng với giải pháp quản trị doanh nghiệp do ITG cung cấp, các thiết bị cần thiết đảm bảo cho Iot hoạt động tương thích với ERP được đầu tư bảo mật hiệu quả., đảm bảo tối đa việc rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài. Ngoài ra, những công nghệ tiên tiến cho IoT có thể hoạt động từ nhà triển khai ITG có khả năng xóa bỏ các mối đe dọa bảo mật, doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận và dự báo các rủi ro về an ninh mạng để tìm cách giải quyết.

Đọc thêm: Xu hướng ứng dụng phần mềm ERP trên thiết bị di động

Phương thức ERP hoạt động để bảo mật tối đa dữ liệu doanh nghiệp

ERP tạo ra kho lưu trữ dữ liệu vô tận nhưng tập trung và an toàn
ERP là giải pháp vượt bậc nhằm khắc phục mọi lỗ hổng bảo mật của những công nghệ lỗi thời
  • Công nghệ điện toán đám mây: Hiểu đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Tức là thay vì sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc để truy xuất dữ liệu, doanh nghiệp có thể truy cập các tài nguyên đã được ảo hóa thông qua môi trường Internet, bởi dữ liệu của tổ chức sẽ được lưu trữ trên không gian internet. Trong điện toán đám mây, các máy chủ cơ sở dữ liệu được vận hành ở chế độ replication để tránh mất dữ liệu khi có sự cố phần cứng
  • Bảo vệ vật lý: Doanh nghiệp nên xây dựng những giải pháp an ninh cho khu vực chứa máy chủ. Kiểm soát sự ra vào tại khu vực chứa máy chủ lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.
  • Bảo vệ điện tử: Sử dụng tường lửa, mã hóa dữ liệu trên đường truyền Internet bằng lớp bảo mật (SSL) với khóa mã khóa 256 bit.
  • Bảo vệ bằng Hệ thống Quản lý và Quy trình bảo mật: Áp dụng các quy tắc truy cập dữ liệu đối với từng nhân viên vận hành để đảm bảo an toàn cao nhất đối với thông tin mà doanh nghiệp lưu trữ.

Đọc thêm: Những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống ERP


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời
    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Tìm hiểu về chức năng quản trị bán hàng trong ERP

    Chức năng quản trị bán hàng trong ERP tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng, là công cụ giúp nhà quản lý theo dõi quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm… hiệu
    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Review giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S SPS

    Giải pháp 3S SPS có thể sử dụng để hoạch định chiến lược sản xuất dài hạn (tháng và năm), lập kế hoạch trung hạn (tuần) cũng như để sắp xếp và lập kế hoạch chi tiết. Chi tiết về giải pháp lập kế hoạch và lịch sản xuất 3S