6 xu hướng quản trị nguồn nhân lực thời 4.0

Thời đại 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ở bài viết này 6 xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số hiện nay.

Đọc thêm: Quản trị nhân lực 4.0: Hành trình chuyển dịch “đi tắt đón đầu” để thành công

Xu hướng 1: Xây dựng mô hình quản trị của tương lai

Ứng dụng công nghệ để quản trị nguồn nhân lực chính là việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp khi bước vào kỷ nguyên số – kỷ nguyên của thách thức thay đổi và áp lực liên tiếp. Với những tính năng thông minh và cần thiết, những phần mềm này đang giúp doanh nghiệp kế lại mô hình quản trị của mình, nhằm tích cực xây dựng một mạng lưới nhân sự chuyên nghiệp và phù hợp xu hướng sau này.

quan-tri-nguon-nhan-luc
Một mô hình quản trị hiệu quả sẽ kết nối các khối trong doanh nghiệp

Sự nhạy bén đóng vai trò trung tâm trong tổ chức quản trị nhân sự của tương lai. Vì vậy mà các doanh nghiệp đang chạy đua để thay thế và phát triển hệ thống quản trị của chính mình.

Xu hướng 2: Tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên tuyển dụng

Tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên phù hợp là thách thức của mỗi doanh nghiệp nhằm tạo ra đội ngũ nhân sự có năng lực. Thời đại 4.0, đừng quá chú trọng vào việc ứng viên có gì mà phải là ứng viên làm được gì. Kinh nghiệm của nhân sự mới là yếu tố chính làm nên thành công của tổ chức.

quan-tri-nguon-nhan-luc
Tìm kiếm nhân sự phù hợp là thách thức của mỗi doanh nghiệp

Kỷ nguyên số, việc tìm kiếm ứng viên được hỗ trợ bởi nhiều công cụ: thông qua mạng xã hội, số liệu phân tích và các phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự tích hợp khả năng nhận thức để tìm kiếm nhân sự theo một cách mới; từ đó quyết định người sẽ phù hợp nhất với công việc, đội nhóm và công ty. Có thể nói những công nghệ có nhận thức đang thay đổi mạnh mẽ quy trình tuyển dụng.

Xu hướng 3: Chú trọng trải nghiệm của nhân viên đối với công ty

Văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết là các yếu tố tạo nên trải nghiệm của nhân viên ở công ty. Đừng cho rằng, nhân viên chỉ là công cụ để tạo ra lợi nhuận, mà nhân viên cũng chính là một đối tác của doanh nghiệp

Thời đại 4.0, các doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao trải nghiệm của nhân viên, ngay từ lúc tiếp xúc lần đầu giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, cho đến những hoạt động nội bộ phong phú, chính sách phúc lợi, thậm chí áp dụng chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS) cho nhân viên của mình.

Xu hướng 4: Xóa bỏ khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên

Khi các mô hình tổ chức số hóa nổi lên, xu hướng quản trị nguồn nhân lực cũng thay đổi. Ngày nay, các tổ chức đòi hỏi sự nhanh nhẹn, đa dạng và cần những người lãnh đạo nhạy bén hoặc những mô hình lãnh đạo bắt kịp “con đường số hóa” để tăng tốc doanh nghiệp. Không còn khoảng cách của những người quản lý, một môi trường có sự tương tác giữa nhân viên và lãnh đạo sẽ tạo ra không khí làm việc có hiệu quả cho doanh nghiệp.

quan-tri-nguon-nhan-luc
Lãnh đạo và nhân viên gắn kết nhau cùng phát triển là xu hướng quản trị của tương lai

Xu hướng 5: HR số hóa – nền tảng, con người và công việc

Khi cả doanh nghiệp tiến tới công nghệ hóa, HR phải trở thành người dẫn đầu trong tổ chức số hóa ấy. Thay đổi những cách thức truyền thống để quản trị nguồn nhân lực theo thế hệ mới, áp dụng công nghệ để số hóa cách mà chúng ta làm việc và liên kết với nhau trong công việc.

Con đường dẫn đến nguồn nhân lực kỹ thuật số đang dần rõ nét với nhiều lựa chọn được mở rộng, những nền tảng mới và sự đa dạng của các công cụ đã giúp ích cho việc xây dựng các tổ chức và nguồn nhân lực thế hệ mới, ví dụ như phần mềm quản trị nhân sự HRM.

Đọc thêm: 5 bước để chọn phần mềm HRM phù hợp

Xu hướng 6: Quản lý hiệu quả làm việc bằng ứng dụng phần mềm

Để tiên phong trong kỷ nguyên số, HR phải trở thành người dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ nhằm phát huy tối đa nguồn lực doanh nghiệp. Với việc ứng dụng 3S HRM giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức quản trị nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp tự động, bắt kịp xu hướng 4.0.

Đọc thêm: Tìm hiểu về mô hình quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng


    Họ tên*
    Email*
    Số điện thoại*
    Tên doanh nghiệp*:
    Ngành/lĩnh vực*:
    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    So sánh ERP tùy biến và ERP tùy chỉnh

    Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một hệ thống ERP phù hợp, bạn có thể sẽ bắt gặp hai thuật ngữ ERP tùy biến (Customization) và ERP tùy chỉnh (Configuration) Mặc dù hai thuật ngữ này dường như là một khái niệm tương đồng, song chúng lại khác
    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

    Kho bãi là một thành phần vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics. Do đó, nhằm đáp ứng tốt những biến chuyển của một nền kinh tế hiện đại và phát triển nhanh chóng cùng xu
    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) là gì?

    Qua 27 năm nghiên cứu và phát triển bởi Taiichi Ohno và Eiji Toyoda, hệ thống TPS hay Toyota Product System đã được thành lập và sử dụng rộng rãi bởi các nhà sản xuất trên thế giới hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống TPS qua bài
    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Để trở thành giám đốc sản xuất giỏi

    Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO) là người đứng đầu của nhà máy. Họ cũng coi là một đầu tầu, mỗi một quyết định của họ có thể ảnh hưởng rất lớn đến một doanh nghiệp. Vậy bí quyết để trở thành một giám đốc sản xuất
    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Phương pháp để dự báo nhu cầu sản xuất

    Trong quá trình điều hành và thực hiện sản xuất thường ngày, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau mà không thể biết một cách chính xác tương lai sẽ xảy ra như thế nào. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như